Mã tài liệu: 245080
Số trang: 69
Định dạng: rar
Dung lượng file: 1,971 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển mạnh mẽ, con người không chỉ quan tâm về đời sống vật chất mà còn quan tâm rất nhiều về đời sống tinh thần. Trong đời sống tinh thần đó, người ta không thể không kể đến giá trị của các loài hoa.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo nên các vùng sinh thái đa dạng thích hợp cho trồng trọt nhiều chủng hoa đẹp của Việt Nam và thế giới. Hiện nay nước ta có khoảng 5000 ha sản xuất hoa cây cảnh với tổng sản lượng ước tính khoảng 4 tỷ cành hoa. Năm 2001, cả nước có hơn 8000 ha đất trồng hoa, chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành như Lâm Đồng (1254 ha), Hà Nội (867 ha), Hưng Yên (867 ha) , với doanh thu là 291 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 7 tỷ đồng. Về mặt kinh tế, nghề trồng hoa đem lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Chính vì vậy nghề trồng hoa ngày càng được phát triển, qui mô, diện tích và chủng loại hoa cũng ngày được tăng lên .
Xét về cơ cấu, nước ta chủ yếu trồng các loài hoa như: lan, hồng, lay ơn, cúc, hoa loa kèn trắng Trong các loài hoa trên, tuy hoa loa kèn trắng còn là loài hoa khá mới mẻ nhưng do có vẻ đẹp thanh khiết, hương thơm dịu nhẹ nên ngày càng được ưa chuộng.
Hoa loa kèn trắng (hay còn gọi là Huệ tây) du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng) . Huệ tây được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet . thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý . một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về . Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn hay huệ tây. Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết.
Tuy nhiên, mùa hoa loa kèn thường rất ngắn, chỉ khoảng 2÷3 tuần vào cuối xuân, đầu hạ ( dịp lễ Phục sinh). Nhiều khi mùa hoa loa kèn đã đi qua mà nhiều người tiếc ngẩn ngơ vì chưa kịp ngắm hoa. Còn đối với các nông hộ, mùa hoa quá ngắn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ của hoa. Do hoa lại nở rộ cùng một thời gian nên các nông hộ phải tiêu thụ gấp gáp, nhiều khi còn bị ép giá. Thông thường giá bán hoa loa kèn vào chính vụ là 500÷1500 đồng/ bông, trong khi đó giá bán hoa loa vào đầu và cuối vụ lên tới 2500÷4000 đồng/ bông. Chính vì lý do trên, mặc dù hoa loa kèn đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng các nông hộ không dám đầu tư nhiều với diện tích lớn vì sợ không kịp tiêu thụ trong những ngày hoa nở rộ.
Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu được biện pháp xuân hóa củ giống để trồng hoa loa kèn trái vụ trái vụ, cung cấp cho nhu cầu hoa tươi vào dịp tết Nguyên đán hay 8/3. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn không thể cung cấp hoa cho thị trường từ đầu tháng 5 vì cây loa kèn không thích hợp với điều kiện nắng nóng. Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản hoa loa kèn trắng” để tìm ra biện pháp bảo quản hoa tốt nhất, cung cấp hoa cho nhu cầu tiêu dùng hoa loa kèn quanh năm.
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu. 2
1.2.1. Mục đích. 2
1.2.2. Yêu cầu: 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giới thiệu chung về hoa loa kèn trắng. 4
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa loa kèn trắng. 5
2.2.1. Trên thế giới. 5
2.2.2. Tại Việt Nam. 6
2.3. Bảo quản hoa cắt. 7
2.3.1. Hoạt động sinh lý, sinh hoá của hoa cắt sau thu hoạch. 7
2.3.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của nụ dến khi nở hoàn toàn. 7
2.3.1.2. Quá trình hô hấp. 8
2.3.1.3 Sự già hoá. 9
2.3.1.4. Sự sản sinh ethylene. 10
2.3.1.5. Sự thoát hơi nước. 11
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoa cắt. 12
2.3.2.1. Nguyên liệu ban đầu. 12
2.3.2.2 . Thời điểm thu hoạch. 12
2.3.2.3. Kỹ thuật thu hoạch. 13
2.3.2.4. Yếu tố ngoại cảnh. 13
2.3.3. Một số phương pháp bảo quản hoa cắt. 14
2.3.3.1. Bảo quản lạnh. 14
2.3.3.2. Bảo quản bằng hoá chất. 16
2.3.3.3. Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh). 24
2.4. Bảo quản hoa loa kèn trắng. 24
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 25
2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. 26
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và nghiên cứu. 27
3.1.1. Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ và hóa chất. 27
3.1.1.1. Hoa loa kèn trắng. 27
3.1.1.2. Thiết bị, dụng cụ , hoá chất. 27
3.1.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 27
3.2. Nội dung nghiên cứu: 28
3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ già hoa cắt đến chất lượng và tuổi thọ hoa loa kèn trắng sau bảo quản . 28
3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian bảo quản lạnh đến chất lượng và tuổi thọ hoa loa kèn trắng sau bảo quản . 28
3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch cắm hoa đến chất lượng và tuổi thọ hoa loa kèn trắng sau bảo quản lạnh. 28
3.3 Phương pháp nghiên cứu: 28
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 28
3.3.2. Phương pháp phân tích: 30
3.3.2.1. Xác định đường kính bông cực đại: 30
3.3.2.2. Theo dõi sự biến đổi màu sắc lá, hoa. 30
3.3.2.3. Xác định tuổi thọ cắm bình của hoa: 30
3.3.2.4. Xác định lượng hao hụt dung dịch hao hụt. 30
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu. 30
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Nghiên cứu lựa chọn độ già thu hoạch hoa. 31
4.1.1. Ảnh hưởng của độ già thu hái đến đường kính hoa và chiều dài bông hoa loa kèn trắng. 31
4.1.2. Ảnh hưởng của độ già thu hái đến tuổi thọ hoa cắm. 32
4.1.3. Ảnh hưởng của độ già thu hái đến sự thay đổi màu sắc lá của hoa loa kèn trắng. 33
4.1.4. Ảnh hưởng của độ già thu hái đến sự thay đổi màu sắc hoa của hoa loa kèn trắng. 34
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chất lượng và tuổi thọ hoa loa kèn trắng sau bảo quản. 37
4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản và độ già thu hái đến đường kính bông hoa. 37
4.2.2. Ảnh hưởng của độ già của hoa đến màu sắc lá trong quá trình cắm hoa. 39
4.2.3. Ảnh hưởng của độ già của hoa đến màu sắc hoa trong quá trình cắm hoa. 41
4.2.4. Ảnh hưởng của độ già thu hoạch, nhiệt độ bảo quản đến tuổi thọ hoa cắm và độ hao hụt dung dịch. 43
4.3. Nghiên cứu xác định dung dịch xử lý trước bảo quản tối ưu. 45
4.3.1. Ảnh hưởng của dung dịch xử lý trước bảo quản tới đường kính bông. 45
4.3.2. Ảnh hưởng của dung dịch xử lý trước bảo quản đến tuổi thọ hoa cắt. 46
4.3.3. Ảnh hưởng của dung dịch xử lý trước bảo quản đến sự thay đổi màu sắc lá của hoa loa kèn trắng. 47
4.3.4. Ảnh hưởng của dung dịch xử lý trước bảo quản đến sự thay đổi màu sắc hoa của hoa loa kèn trắng. 49
4.3.5. Ảnh hưởng của dung dịch xử lý trước bảo quản đến độ hao hụt dung dịch (sau 3 ngày cắm). 50
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1. Kết luận. 52
5.2. Đề nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
(Luận văn hoàn chỉnh, dài 74 trang)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 673
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1032
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16