Mã tài liệu: 230803
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 97 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman] Đặt vấn đề:
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Thoả ước lao động tập thể (thoả ước tập thể) là một trong những hiện tượng đặc thù của nền kinh tế thị trường. Trên thế giới, những thoả ước tập thể đầu tiên đã xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19, khi các nền kinh tế tư bản đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhất ở một số khu vực như Anh, Mỹ, Tây Đức. Đối với nhiều quốc gia, thoả ước tập thể đã có những đóng góp quan trọng làm nên một xã hội thịnh vượng.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Theo Khuyến nghị số 91 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thoả ước tập thể là tất cả những bản thoả thuận viết liên quan đến việc làm và điều kiện lao động được ký kết giữa một một bên là người sử dụng lao động, một hoặc một nhóm hiệp hội giới chủ với bên kia là một hoặc nhiều tổ chức của người lao động. Khi không có tổ chức đại diện cho bên lao động thì những người được tập thể lao động bầu ra và được trao quyền một cách hợp thức theo pháp luật của quốc gia cũng có quyền ký kết thoả ước tập thể 1.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Ở nước ta, một định nghĩa khá khái quát về thoả ước tập thể được nêu ở Điều 44 Bộ luật Lao động hiện hành. Do nền kinh tế thị trường ở nước ta còn mới, các thoả ước tập thể chỉ chủ yếu được ký kết ở cấp cơ sở2. Thoả ước tập thể được ví như một “bộ luật lao động con” tại mỗi doanh nghiệp.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Thỏa ước tập thể được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, công khai. Nội dung của thỏa ước có thể bao gồm bất cứ vấn đề nào liên quan đến quan hệ lao động, nhưng chủ yếu vẫn là: việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương và các chế độ phúc lợi; an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội . Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, thoả ước tập thể là phương tiện hàng đầu để ghi nhận nghĩa vụ giữ ổn định quan hệ lao động (peace obligation), hạn chế hành động của công đoàn và thống nhất về cách thức giải quyết tranh chấp lao động giữa các bên3.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Thoả ước tập thể cần được thương lượng lại sau một thời gian thực hiện để cập nhật những thay đổi. Vì các vấn đề được xử lý trong thoả ước tập thể rất phong phú và độ ổn định của chúng khác nhau, thời hạn của thoả ước tập thể cũng được ấn định khác nhau. Có hai nhóm thoả ước tập thể - nếu phân biệt chúng thông qua loại thời hạn: thoả ước tập thể xác định thời hạn và thoả ước tập thể không xác định thời hạn. Khi chứa đựng những vấn đề nhanh thay đổi, định kỳ cần xem xét lại thì thoả ước tập thể thường là xác định thời hạn. Trái lại, nếu thoả ước tập thể được sử dụng để quy định các nguyên tắc và điều kiện nền tảng cho thị trường lao động, nhằm vào những vấn đề có tính chất tương đối ổn định, lâu dài như môi trường lao động, bình đẳng cơ hội, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp . thì thời hạn có thể không cần xác định rõ.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Một thoả ước xác định thời hạn thường có điều khoản quy định thời điểm kết thúc hiệu lực của nó, trong khi thoả ước không xác định thời hạn không có điều khoản này.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Ngay đối với thoả ước tập thể xác định thời hạn thì khoảng thời gian tồn tại của chúng cũng rất khác nhau. Với những thoả ước tập thể về tiền lương, thời hạn thường ngắn hơn. Ở nhiều quốc gia, thoả ước tập thể điều chỉnh tiền lương chỉ có thời hạn một năm, như Đức, Bỉ, Hàn Quốc4 . Ở Pháp, một thoả ước tập thể có thể ký kết với một thời hạn năm năm hay dài hơn, nhưng với các quy định về một số vấn đề có tính bắt buộc như tiền lương, thời giờ làm việc và tổ chức lao động . thì người sử dụng lao động phải thương lượng lại hàng năm5.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, không phải khi nào những thoả ước tập thể về tiền lương cũng được ký kết với một thời gian ngắn. Thoả ước chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có sự ổn định của nền kinh tế và thị trường lao động. Thêm vào đó, bên cạnh vấn đề tiền lương, thoả ước tập thể cũng có thể chứa đựng cả những nội dung khác. Bởi thế, khi xác định thời hạn của một bản thoả ước tập thể, các bên của thoả ước thường linh hoạt chứ không thể cứng nhắc. Có lẽ với quan điểm như vậy mà ở Anh, nhiều thoả ước tập thể không có quy định khi nào hết hạn. Chỉ khi nào có vấn đề mới nảy sinh thì khi đó việc xử lý thoả ước mới được tính đến6.
[FONT=Times New Roman]mục lục
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](1) Xem Mục II của Khuyến nghị về Định nghĩa thoả ước tập thể.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](2) Hiện nay ở nước ta, thoả ước tập thể cấp ngành đầu tiên (và là thoả ước tập thể thử nghiệm) đã được ký trong ngành dệt may ngày 26/4/2010.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](3) Vấn đề này được đề cập đến trong nhiều tài liệu, ví dụ, Sriyan de Silva (1996), Thương lượng tập thể, Tài liệu được xuất bản bởi Văn phòng Các hoạt động của giới chủ (ILO).
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](4) Xem: Blanpain (2007) Luật Lao động so sánh và quan hệ lao động ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường đã công nghiệp hoá, Wolters Kluwer, trang 621.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](5) Xem: Thoả ước tập thể, Jus Laboris ấn hành năm 2005, trang 12.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](6) Xem: Blanpain (2007), sđd,
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](7) Xem: Blanpain (2007), sđd,
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](8) Xem: Blanpain (2007), sđd
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](9) Xem Điều 25 Luật Quan hệ công nghiệp của Singapore.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](10) Xem Điều 12 Luật Quan hệ lao động (BE 2518) 1975.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](11) Xem Điều 38 Luật Hợp đồng tập thể của Trung Quốc 2004.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](12) Thương lượng tập thể ở châu Âu, Ấn hành bởi Ministerio de Trabajo y Asuntos Sociales, Tây Ban Nha, 2004, trang 249.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](13) Vera Glassner and Bela Galgoczi (2008), Tài liệu trình bày tại Hội thảo “Làm thế nào để cải thiện thương lượng tập thể ở châu Âu”, Budapest 17-19/10/2008.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](14) Đoạn 1, Điều 50, Bộ luật Lao động năm 2002 và các sửa đổi, bổ sung.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](15) Vera Glassner and Bela Galgoczi (2008), tlđd.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](16) Xem: Thoả ước tập thể - Jus Laboris ấn hành năm 2005, trang 9.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](17) Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 125.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](18) Blanpain (2007) Luật Lao động so sánh và Quan hệ lao động ở Các quốc gia có nền kinh tế thị trường đã công nghiệp hoá, Wolters Kluwer, trang 621.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](19)Đây là thoả ước tập thể được ký kết giữa Société des alcools du Québec và Syndicat du personnel technique et professionnel de la Société des alcohols du Québec. Xem:Innovation Workplace Practices in 2008-ww.hrsdc. gc.ca/eng/labour/labour ./info ./Overview_2008.shtml.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](20) Thoả ước tập thể này được ký kết bởi một tập thể các tổ chức sử dụng lao động ở Québec và bên công đoàn. Xem: Innovation Workplace Practices in 2008-ww.hrsdc.gc.ca/eng/labour/labour ./info ./Overview_2008.shtml.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](21)Vera Glassner and Bela Galgoczi (2008), tlđd.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](22)Xem: Blanpain (2007), sđd,
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](23)Xem: Blanpain (2007), sđd,
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](24)Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 53.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](25)Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 151.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](26)Xem: Luật Quan hệ lao động (BE 2518)1975
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](27) Xem Luật Quan hệ công nghiệp 1967.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](28) Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 291.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](29) Xem: Thoả ước tập thể - Jus Laboris ấn hành năm 2005, trang 26.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](30) Điều 7.2. Thoả ước tập thể Cơ bản (Basic Agreements) 1992. Xem: Ole Hasselbalch, Monica Smith, Sylvia van Oosten-Rosman (2005) Luật Lao động ở Đan Mạch, đoạn 758.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](31) Nguồn Thoả ước tập thể - Jus laboris ấn hành năm 2005, trang 12.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](32)Xem án số NJA 1958 trang 196, NJA 1959 trang 562, cf. AD 1978 Số 134. (Nguồn: Adlercreutz, A./Nyström, B., (2009) Thụy Điển, đoạn 568).
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](33) Xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 88.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](34) Xem Điều 12 của Luật Quan hệ lao động (BE 2518) 1975.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](35) Điều 51. Bộ luật Lao động năm 2002 và các sửa đổi, bổ sung.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](36) Với Phần Lan, xem: Niklas Bruun, Helsinki, Thoả ước tập thể ở Phần Lan, trong Thương lượng tập thể ở châu Âu, Ấn hành bởi Ministerio de Trabajo y Asuntos Sociales, Tây Ban Nha/2004, trang 89. Với Pháp, xem: Thương lượng tập thể ở châu Âu, tlđd, trang 126.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](37) Ở Thụy Điển, một thoả ước tập thể có thể có nhiều bên cùng tham gia. Ví dụ, Thoả ước tập thể cấp ngành/quốc gia (industrial/national level collective agreements) của Thụy Điển được ký kết giữa 12 hiệp hội giới chủ là thành viên của SAF (tổ chức giới chủ) và 8 Công đoàn thành viên của LO (công đoàn của lao động chân tay), TCO (công đoàn của lao động văn phòng) và SACO (lao động chuyên nghiệp). Nguồn: Thoả ước tập thể ở Thụy Điển, Trang thông tin điện tử EMIRE /industrial relations /collective agreements/, Thụy Điển, 10/2007. Khi một bên không muốn tiếp tục tham gia thoả ước tập thể, bên đó có thể rút khỏi thoả ước. Các bên còn lại vẫn tiếp tục thực hiện thoả ước.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](38) Xem điều 86, Dự luật lần 2.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](39) Hiện nay đây cũng là một trong những nội dung được tranh luận trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Bộ luật Lao động. Xem: Trương Thanh Đức (2010), Ràng buộc lệch chuẩn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 25/3/2010, tr.48.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1550
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem