Tìm tài liệu

Quan ly nha nuoc ve hoat dong bao chi o Viet Nam

Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Việt Nam

Upload bởi: ndmanh

Mã tài liệu: 237129

Số trang: 0

Định dạng: rar

Dung lượng file: 188 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

Đề tài Luận văn Cao học luật, gồm 90 trang: Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Báo chí đã bám sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả. Vai trò của báo chí ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Trước tình hình đó, ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị 22-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản. Đây chính là động lực để kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12-6-1999. Điều này cho thấy, Nhà nước ta đã thể hiện sự cố gắng trong quá trình quản lý hoạt động báo chí phù hợp với điều kiện, tình hình mới.

Tuy nhiên, khi mà sự phát triển không đi cùng với việc nâng cao năng lực quản lý phù hợp đã làm cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bất cập, thiếu ổn định. Đó chính là xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; làm lộ bí mật, an ninh quốc gia; nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng bài ảnh dung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục; nhiều địa phương vì lý do này hoặc lý do khác đã gây cản trở hoạt động của phóng viên, cung cấp thông tin sai lệch v.v . Trong khi đó, dưới góc độ Nhà nước thì các công cụ quản lý về báo chí mà chủ yếu là pháp luật chưa hoàn thiện, không phù hợp với thực tiễn phát triển sinh động trong lĩnh vực báo chí thời gian gần đây.

Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn. Chính từ bức xúc như vậy mà tác giả đã tiến hành chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với báo chí” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Cao học Luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đây là một lĩnh vực tương đối mới. Trong quá khứ cũng như hiện nay chỉ có một số nghiên cứu chính thức về lĩnh vực này có thể kể đến như:

+ PGS.TS Lê Thanh Bình, ThS.Phí Thị Thanh Tâm: Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí (sách chuyên khảo dành cho học viên ngành báo chí truyền thông) - NXB Văn Hóa Thông Tin, 2009.

+ TS.Lê Minh Toàn (chủ biên): Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông (sách chuyên khảo dành cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên) - NXB Chính Trị Quốc Gia, 2009.

Đây là các công trình mang tính chất tham khảo cho sinh viên chuyên ngành thông tin truyền thông và cũng rất giá trị đối với những người nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học pháp lý, chuyên ngành Luật Hành chính.

Và trên thực tế, nguồn tài liệu tham khảo, các sách khảo cứu chuyên đề về quản lý báo chí không nhiều. Những khó khăn khách quan trên là những trở ngại không nhỏ đối với việc nghiên cứu của tác giả. Do vậy, tác giả ngoài việc thu thập tài liệu sẽ thực hiện một số chuyến đi thực tế đến các nơi như: Các cơ quan quản lý về lĩnh vực báo chí các cấp, các trụ sở của các cơ quan báo chí điển hình để tìm hiểu hoạt động và ghi nhận những phản hồi từ các cơ quan này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với mục đích:

+ Xây dựng và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí, vai trò và đóng góp của báo chí trong đời sống xã hội. Phân tích những bất cập của pháp luật nước ta trong những quy định về quản lý hoạt động báo chí. Trình bày các ưu khuyết diểm trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí của Nhà nước ta và tìm ra các nguyên nhân.

+ Từ cơ sở trên, các tác giả đề ra những biện pháp mang tính khả thi cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và đưa ra những ý kiến mới cho việc xây dựng pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ hơn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý tích cực cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nội dung được đề cập chủ yếu của đề tài là báo chí ở Việt Nam, những quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Từ đó phân tích những bất cập cơ bản nhất cả về lý luận cũng như thực tiễn của nội dung này. Đề tài sẽ không đề cập các nội dung liên quan đến vấn đề về nghiệp vụ báo chí.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu để tiến hành nghiên cứu đề tài này dưa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh trên cở sở từ kết quả đi thực địa.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Đề tài khi được hoàn thành sẽ là một tập luận văn trong đó bao hàm những lý luận cơ bản nhất về quản lý Nhà nước hoạt động báo chí, thực trạng và hướng hoàn thiện liên quan đến quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí.

Đây sẽ nguồn tư liệu tham khảo và là ý tưởng đề xuất chân thành đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.

7. Kết cấu Luận văn

Phần mở đầu

Phần nội dung: Gồm 2 chương

Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý Nhà nước đối với báo chí.

Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí.

Phần kết luận

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 4

1.1 Khái quát về báo chí 4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử hình thành báo chí 4

1.1.1.1. Khái niệm báo chí. 4

1.1.1.2. Đặc điểm của báo chí 6

1.1.1.3. Lịch sử hình thành, phát triển của báo chí thế giới và Việt Nam. 10

1.1.2. Các loại hình báo chí trong giai đoạn hiện nay. 15

1.1.2.1. Báo in. 15

1.1.2.2. Báo nói. 16

1.1.2.3. Báo hình. 18

1.1.2.4. Báo điện tử. 19

1.1.3. Giá trị và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội. 21

1.2. Quản lý nhà nước đối với báo chí. 24

1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với báo chí. 24

1.2.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với báo chí 24

1.2.1.2. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với báo chí 26

1.2.2. Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước đối với báo chí. 29

1.2.3. Cơ quan quản lý Nhà nước đối với báo chí 31

1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước đối với báo chí. 35

1.2.5. Ý nghĩa của việc quản lý Nhà nước đối với báo chí 37

1.2.6. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở một số quốc gia 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 43

2.1. Khái quát về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay 43

2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối báo chí 48

2.2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí 48

2.2.2. Về thực tiễn quản lý. 60

2.2.2.1. Công tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển báo chí 61

2.2.2.2. Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, áp dụng các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí 62

2.2.2.3. Công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đối với cán bộ báo chí và việc thực hiện chức năng của cơ quan chủ quản 64

2.2.2.4. Công tác quản lý hợp tác, việc liên doanh, liên kết và kinh doanh của cơ quan báo chí. 65

2.2.2.5. Vấn đề cung cấp thông tin và trả lời trên báo chí 66

2.2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng trong hoạt động báo chí 69

2.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí. 71

2.3.1. Nguyên nhân khách quan 71

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 72

2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí 73

2.4.1. Những cơ hội, thách thức đối với báo chí Việt Nam hiện nay và nhu cầu hoàn thiện về quản lý Nhà nước. 73

2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí. 74

2.4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí. 74

2.4.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn quản lý Nhà nước đối với báo chí. 79

KẾT LUẬN 83

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Quản lý nhà nước đề phân tích nội dung quản ...

Upload: vuongan2288

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 615
Lượt tải: 21

Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý ...

Upload: longnt93

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 512
Lượt tải: 16

Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và ý ...

Upload: vuhaichieu

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 507
Lượt tải: 19

Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước ...

Upload: thosan01

📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 529
Lượt tải: 20

Phân tích những đặc điểm của quản lý hành ...

Upload: dune_lee

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 519
Lượt tải: 24

Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ...

Upload: sunflower_angel247

📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 554
Lượt tải: 16

Bài tập học kỳ lý luận nhà nước Nguyên tắc ...

Upload: yummy

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1030
Lượt tải: 23

Quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước ...

Upload: bee_nick2001

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 457
Lượt tải: 19

Hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính ...

Upload: dangcapfbi

📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 504
Lượt tải: 16

Quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp ...

Upload: anhtienytt

📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 350
Lượt tải: 16

Phân tích nguyên tắc pháp chế trong hoạt ...

Upload: lpm957sukhoidaumoi

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1341
Lượt tải: 34

Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối ...

Upload: chipchiptnd

📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 418
Lượt tải: 19

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Việt ...

Upload: ndmanh

📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 532
Lượt tải: 18

Luật
Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Việt Nam Đề tài Luận văn Cao học luật, gồm 90 trang: Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Việt Nam 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu zip Đăng bởi
5 stars - 237129 reviews
Thông tin tài liệu 0 trang Đăng bởi: ndmanh - 20/10/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 20/10/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Việt Nam