Mã tài liệu: 251406
Số trang: 80
Định dạng: doc
Dung lượng file: 509 Kb
Chuyên mục: Luật
Ngay từ khi giành được độc lập dân tộc, , nhà nước ta đã có các quy định về “tư pháp bảo trợ”. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ dừng lại ở hình thức bào chữa mà chưa cung cấp các hình thức dịch vụ pháp lý khác cũng như chưa đáp ứng cho các đối tượng khác. Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách. Tiếp theo đó, năm 2006, Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoàn chỉnh hệ hoạt động trợ giúp pháp lý tại Việt Nam. Tại tỉnh Gia Lai, năm 1998, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 307/1998/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước với nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Từ đó đến nay, quy mô tổ chức và chất lượng vụ việc ngày một hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta, khi mà sự phân hóa giàu nghèo diễn ra một cách sâu sắc, các chủ thể được trợ giúp pháp lý ngày càng khó tiếp cận các dịch vụ pháp lý thì hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn chưa đạt được mục đích đã đề ra. Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý vẫn còn nhiều bất cập, nhất là về vị trí, vai trò của trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động tố tụng, gây cản trở trong quá trình tác nghiệp của đội ngũ này. Việc thu hút người thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia hoạt động này vẫn còn yếu. Hơn nữa, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý chưa được sắp xếp, quy định một cách cụ thể, đội ngũ quản lý còn yếu kém.
Nhà nước với vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của mình, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi cho rằng nghiên cứu vấn đề về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp là cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng cũng như cả nước nói chung. Hơn nữa, thực hiện tốt vấn đề trợ giúp pháp lý là nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ của công dân trước pháp luật. Nhất là trong tình hình hiện nay, vấn đề nhân quyền đang được cộng đồng thế giới quan tâm. Ngoài ra, thông qua đó cũng góp phần thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về cải cách tư pháp của Bộ chính trị mà Đảng và Nhà nước ta quyết tâm thực hiện.
Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai, từ đó nêu lên những vấn đề tồn đọng và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
Phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động ban hành văn bản pháp luật quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý, công tác quản lý chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý, quản lý tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức bộ máy quản lý tại tỉnh Gia Lai hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1341
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1114
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16