Mã tài liệu: 89658
Số trang: 207
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,263 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Vốn là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển, có nhu cầu vốn rất lớn để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, do tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân thấp, khả năng thu hút vốn từ nước ngoài còn hạn hẹp nên lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế rất thiếu. Vì vậy, nhận thức và vận dụng đúng đắn phạm trù vốn sẽ là tiền đề thúc đẩy việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng, hội nhập tốt vào nền kinh tế thế giới.
Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Các nhà kinh tế học thuộc nhiều trường phái kinh tế trước C.Mác đ• dày công nghiên cứu vốn thông qua phạm trù tư bản và đi đến kết luận: vốn là phạm trù kinh tế.
Kế thừa chọn lọc tư tưởng của các nhà tiền bối, khi nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, C.Mác khẳng định: "Như vậy là giá trị ứng ra lúc ban đầu không những được bảo toàn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đ• tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy biến nó thành tư bản"1.
Khẳng định trên của C.Mác đ• vạch rõ bản chất và chức năng của tư bản (vốn) trong phát triển kinh tế. Bản chất của tư bản là giá trị; chức năng của tư bản là sinh lời. Tuy nhiên, để giá trị trở thành tư bản và tư bản sinh lời phải trải qua sự vận động. Nghĩa là, tư bản phải có mặt trong lưu thông, tham gia vào quá trình sản xuất. Thông qua sự vận động, tư bản sinh sôi nảy nở và lớn lên không ngừng.
Ngày nay, do yêu cầu cao của sự phát triển, vốn không chỉ là yếu tố cần thiết đối với quá trình sản xuất của các nước phát triển mà còn là yếu tố đóng vai trò quan trọng của hầu hết các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Vì vậy, phạm trù vốn trong phát triển kinh tế vẫn được các nhà kinh tế học tiếp tục nghiên cứu và tiếp cận nó trên nhiều bình diện khác nhau.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: một số vấn đề lý luận về huy động vốn
Chương 2: Thực trạng huy động vốn phát triển
Chương 3: Phương hướng và giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem