Mã tài liệu: 265946
Số trang: 50
Định dạng: zip
Dung lượng file: 232 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
PHẦN I: NỘI DUNG LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP.
I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP.
1- Một số khái niệm.
* Tổ chức lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người dưới bất kỳ hình thái kinh tế – xã hội nào cũng đều diễn ra dưới sự kết hợp của ba yếu tố: Công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Từ lâu những hoạt động sản xuất của con người để làm ra sản phẩm “Quá trình sản xuất” không còn là quá trình riêng lẻ mà đã mang tính tập thể, tính xã hội, muốn cho quá trình sản xuất đó có hiệu quả cao người ta phải biết kết hợp tối ưu ba yếu tố có bản đó là quá trình sản xuất. Tức là biết tổ chức tốt cho quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao trong lao động sản xuất.
Tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động một hệ thống biện pháp nhằm sử dụng tốt lao động sống và lao động vật hoá.
Tổ chức lao động tốt là tổ chức tốt quá trình hoạt động của con người tác động lên đối tượng lao động trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhằm mục đích của quá trình sản xuất đó.
Tổ chức lao động là một bộ phận không thể tách rời tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong xí nghiệp phải căn cứ vào mục đích của sản xuất trên cơ sở khối lượng sản phẩm và công nghệ sản xuất mà phân chia công việc cho từng người xác định những cân đối năng lực, sức khoẻ của họ với nhau.
* Quản lý: Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên tập thể người lao động trong hệ thốn, sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng của Xã hội nhằm đạt được những mục tiêu đề ra theo đúng luật định và mục tiêu hiện hành.
Có thể hiểu theo một cách khác: Quản lý là hoạt động của các bộ phận quản lý tác động vào các bộ phận bị quản lý thông qua một hê thống những nguyên tắc, phương pháp nhất định nhằm hướng bộ phận bị quản lý đạt được mục tiêu chung đề ra.
2- Phân loại lao động quản lý: Trong doanh nghiệp, quản lý lao động được phân chia theo hai cách:
a. Theo chức năng, vai trò của quản lý quá trình sản xuất:
- Nhân viên quản lý kỹ thuật: là những người được đào tạo ở những trường kỹ thuật hoặc đã được đào tạo ở những trường kỹ thuật hoặc đã được rèn luyện trong thực tế sản xuất, có trình độ kỹ thuật tương đương được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản. đồng thời phải là những người trực tiếp làm công tác kỹ thuật, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp. Những nhân viên này bao gồm:
+ Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, quản đốc hoặc phó quản đốc phụ trách kỹ thuật, trưởng phòng, ban kỹ thuật.
+ Các kỹ sư, kỹ thuật viên làm việc ở các phòng, ban kỹ thuật (Làm theo đúng chuyên môn).
- Nhân viên quản lý kinh tế: Là những ngừoi làm công tác tổ chức, lãnh đạo, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
+ Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh...
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 17