Mã tài liệu: 239295
Số trang: 101
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,349 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Từ xa xưa, cây chè đã trở nên rất đỗi thân quen với người dân Việt Nam. Chè đã có mặt ngay trong những gánh hàng nước giản dị chốn thôn quê, trong câu ca dao chan chứa tình yêu thương của bà, của mẹ cho đến các áng văn thơ trác tuyệt của các văn nhân thi sĩ hay những lúc luận bàn chính sự. Ở đâu người ta cũng nói đến chè, uống chè và bình phẩm về văn hoá chè Việt.
Ngày nay, chè đã không còn chỉ là một người bạn lúc “trà dư tửu hậu” mà đã trở thành một nguồn sống của rất nhiều bà con ở những vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh và lạc hậu. Chè còn là một nguồn thu ngoại tệ to lớn cho đất nước, là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển, hoà nhập cùng cộng đồng quốc tế.
Thế nhưng, bước sang năm 2003, ngành chè đã thực sự bước vào hoàn cảnh khó khăn nhất từ trước đến nay. Thị trường xuất khẩu dần dần mất ổn định. Thị trường IRAQ chiếm 36,7% tổng sản lượng xuất khẩu đã trở nên đóng băng với mặt hàng chè Việt Nam sau thời kỳ chiến sự. Thị trường Mỹ và EU thì từ chối chè Việt Nam do không đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm. Thị trường trong nước bị cạnh tranh gay gắt bởi các hãng chè nổi tiếng trên thế giới như: Lipton, Dilmah, Qualitea . Thị phần ngành chè bị thu hẹp. Hàng loạt công ty đứng trên bờ vực của sự phá sản.
Chính vì vậy, trong lúc này, cần phải có một cái nhìn tổng quan về toàn bộ quá trình đầu tư phát triển ngành chè VN, mà trước hết là quá trình đầu tư phát triển chè nguyên liệu, phân tích nguyên nhân của những tồn tại để từ đó rút ra những giải pháp đầu tư hữu hiệu nhất nhằm cứu cánh cho ngành chè VN vượt qua khủng hoảng.
A- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Giống như một bài toán dự báo, đề tài “Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam -Thực trạng và giải pháp” cũng đã nhìn lại và phân tích những dữ liệu trong quá khứ để đề ra những giải pháp cho tương lai, đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành chè VN, nhìn nhận những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, từ đó có định hướng đúng đắn trong tương lai để làm những cái mà quá khứ còn hạn chế, khắc phục những tồn tại, phát huy những thế mạnh, đưa ngành chè tiến xa hơn nữa.
B- Phương pháp nghiên cứu.
Bằng việc thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, từ mạng Internet, sách, báo, tạp chí, thông qua phỏng vấn trực tiếp những người làm chè có kinh nghiệm, các báo cáo tổng kết chiến lược sản xuất - kinh doanh ngành chè VN trong những năm qua, sử dụng phần mềm EXCEL, QUATRO để xử lý, phân tích và đánh giá số liệu trong quá khứ, làm cơ sở rút ra những nhận xét xác đáng, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1160
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1873
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2039
⬇ Lượt tải: 30
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16