Mã tài liệu: 209095
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 851 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX qua đi, thế kỷ XXI đã tới, thế giới đã đi qua những chặng đường dài đầy thử thách song cũng đầy vinh quang. Xu hướng hiện tại và tương lai của thế giới là hoà bình, hợp tác và cùng phát triển.
Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên, đều cố gắng hoà nhịp với dòng chảy chung của thế giới. Nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng đất nước không cho phép chúng ta đứng ngoài xu thế, cuộc chơi chung của nhân loại. Biểu hiện tích cực mới đây nhất thể hiện sự chủ động hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới là việc chúng ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều khó khăn trở ngại. Nền kinh tế Việt Nam có duy trì được tốc độ cao, ổn định hay không hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh cũng như khả năng ứng phó với những thách thức của nền kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng.
Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có một chiến lược dài hạn nhằm mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó tập trung vào phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực. Chiến lược này không nằm ngoài mục tiêu chuẩn bị cả về lượng và chất để phát triển nền kinh tế, tạo chỗ dựa vững chắc khi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với lợi thế là ngành vừa cung cấp hàng hoá trong nước, thu hút nhiều lao động, đồng thời là ngành có lợi tức cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, công nghiệp dệt may luôn được chú trọng đầu tư, phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế, với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bắt đầu từ Đại hội VI (1986) Đảng Cộng Sản Việt Nam, và được cụ thể hoá và phát triển ở các đại hội sau, đã đem lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới: “ Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt, may, da giầy, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; đầu tư hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, nâng chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dần việc gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi, dệt, gắn với phát triển bông và thị trường tơ tằm .”
Những khởi sắc của ngành công nghiệp dệt may những năm gần đây, đặc biệt là sau một năm Việt Nam gia nhập WTO là một minh chứng rõ nét cho khả năng vượt qua thách thức, vươn lên của ngành dệt may. Vấn đề đặt ra là, trong những năm tới đây, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành dệt may còn đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực ngày càng mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ?
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của ngành công nghiệp dệt may đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đã là thành viên của WTO, người viết đã chọn đề tài khoá luận: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO”.
Trong quá trình viết, người viết đã cố gắng sử dụng các phương pháp như phân tích, so sánh, minh họa, đối chiếu, kiểm nghiệm thực tế nhằm đưa ra những đánh giá mang tính toàn diện, đúng đắn về năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt may, cũng như định hình rõ những cơ hội, thách thức đặt ra đối với ngành dệt may sau khi gia nhập WTO, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
Nội dung chính của khoá luận sẽ được trình bày ở ba chương:
Chương I: Vấn đề dệt may trong WTO
Chương II: Khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
Chương III: Chính sách và biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Do đây là một đề tài có phạm vi bao quát rộng, trình độ và khả năng nghiên cứu của người viết còn nhiều hạn chế, nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn đọc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 204
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16