Mã tài liệu: 33676
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file: 2,974 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006 đã đánh dấu 1bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Với khoảng sau 2 năm gia nhập, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, quan hệ giao thương với các nước và khu vực cũng ngày càng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Mới chỉ trong 8 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã đạt mức 43.321 tỷ USD, tăng 39.1% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, dệt may vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn không ngừng có những tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu (chỉ tính đến tháng 8/08 kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt 6,04 tỷ USD, tăng 20%), thị trường cũng ngày càng mở rộng ra nhiều quốc gia như Mỹ, NB, EU..Gia nhập WTO chính là cầu nối giúp cho quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra thuận tiện hơn, việc xâm nhập thị trường cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên đây cũng chÍnh là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn của các đối thủ. Do vậy, để có thể duy trì vị trí cũng như vị thế của mình một cách lâu dài và đạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp dệt may ngày càng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường phấn đấu không chỉ đạt mục tiêu của doanh nghiệp mình mà còn là để góp phần nâng cao vị thế của Quốc Gia trên trường quốc tế. Điều này càng trở nên quan trọng khi đặt ra vấn đề đó là nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường EU vì đây là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đồng thời cũng là bạn hàng truyền thống của dệt may xuất khẩu Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng như vậy nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng phát triển của mình cũng như tiềm năng tiêu thụ của thị trường EU bởi đây là thị trường có tính cạnh tranh cao, sự lựa chọn của khách hàng hết sức khắc nghiệt. Hơn nữa, khi gia nhập WTO các nguyên tắc cạnh tranh công bằng phát huy tác dụng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là trên thị trường có những đối thủ có sức cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades,.. Hơn nữa, năm 2008, Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc, đồng thời áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU, việc này sẽ tác động đáng kể đến các quốc gia xuất khẩu dệt may sang thị trường này, trong đó có Việt Nam, sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn, bởi Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất lớn do chủ động được nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Như vậy, bài toán đặt ra với doanh nghiệp dệt may Việt Nam bây giờ không còn đơn giản như trước, vậy làm thế nào để hàng dệt may Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường EU?
Xuất phát từ thực tiễn đó, trong quá trình học tập và tìm hiểu, nhận tháy sự cấp thiết của vấn đề, em đã lựa chọn đề tai:"Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" để nghiên cứu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 207
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16