Mã tài liệu: 214050
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 307 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu hàng dệt may là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong
“Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ đến năm 2010,
định hướng đến năm 2015”. Những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển xuất
khẩu hàng dệt may, chúng ta đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU. Vì vậy, trong số các thị trường xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam, thị trường EU hiện là thị trường xuất khẩu hàng
dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục từ 612 triệu
USD năm 2003 đã lên đến 1,432 tỷ USD vào năm 2007. Thị trường EU đang trong
quá trình mở rộng từ EU 25 lên đến EU 27 và có thể tiếp tục mở rộng. Đây là thị
trường gồm nhiều nước, nhiều dân tộc, có mức thu nhập khác nhau, nhu cầu hàng
dệt may cũng rất đa dạng, có nhiều triển vọng cho việc mở rộng thị trường và đẩy
mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, các yêu cầu về tiêu chuẩn
và chất lượng đối với hàng dệt may tại thị trường này cũng ngày một cao hơn, mức
độ cạnh tranh trên thị trường EU cũng ngày càng gia tăng. Một mặt, để giữ vững và
mở rộng thị trường, hàng dệt may của Việt Nam phải đáp ứng được các đòi hỏi cao
về các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về môi trường, cũng như sự thay đổi nhanh
về mẫu mốt sản phẩm. Mặt khác chúng ta phải cạnh tranh ngày càng mạnh với hàng
dệt may của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan . Do đó, để
đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU cần thiết phải
nghiên cứu tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị
trường EU của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Đã có một số công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh đối với hàng dệt may của Việt Nam nói chung và giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU nói riêng. Tuy nhiên, chưa có
công trình nghiên cứu nào nghiên cứu theo cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu đối với
hàng dệt may và dựa trên lý thuyết quản trị marketing để đề xuất các giải pháp cho
vấn đề này. Đây là một hướng tiếp cận khoa học đã được các doanh nghiệp dệt may
của nhiều nước áp dụng. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả cho việc xây dựng và
thực thi các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường EU của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đồng thời để bổ sung cơ sở luận
2
về vấn đề này, NCS đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu vào thị trường các nước EU của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 207
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16