Mã tài liệu: 295517
Số trang: 74
Định dạng: rar
Dung lượng file: 244 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hoà bình, hợp tác, phát triển. Quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Các quốc gia dân tộc qua đó có thể giải quyết những vấn đề chung để cùng phát triển. Tuy nhiên ta cũng nhận ra mặt trái của nó khi một thế giới bao gồm đa dạng các quốc gia dân tộc, với sự phức tạp, muôn màu của các nền kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội đang cũng tham gia vào quá trình này.
Trước xu hướng chung của thế giới, quá trình toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở nước ta, là một trong những nhân tố để cơ cấu lại và hiện đại hoá nền kinh tế phát triển nguồn nhân lực, làm tăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập của người lao động. Về cơ bản nước ta có nền chính trị-xã hội ổn định, được coi là một trong những nơi an toàn cho đầu tư, hợp tác và giao lưu quốc tế. Tăng trưởng kinh tế đã cải thiện được tình trạng thu nhập bình quân đầu người quá thấp trước chuyển đổi kinh tế. GDP bình quân đầu người đã tăng từ 222USD năm 1991 lên 410USD năm 2000. Và thực tiễn cho thấy, xu thế toàn cầu hoá không những tác động đến toàn bộ nền kinh tế, mà còn tác động lớn đến các vấn đề về lao động. Các nhân tố của toàn cầu hoá đã tác động đến mở rộng việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường thị trường lao động, tăng thu nhập của người lao động trong nhiều khu vực, ngành nghề. Năng suất lao động trong nhiều khu vực, ngành đã đạt mức cao hơn nhiều so với thời kỳ trước đổi mới.
Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng đặt ra những thách thức đối với vấn đề lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực nước ta. Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn thấp, chất lượng đào tạo còn bất cập chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là cho các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các loại hình dịch vụ hiện đại; tỷ lệ thất nghiệp còn cao; thu nhập của người lao động còn thấp. Lao động Việt Nam còn phải khắc phục những bất cập theo chuẩn mực lao động của khu vực và quốc tế để có đủ điều kiện tham gia hội nhập. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội của lao động. Vì thế quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi nước ta phải vượt qua những yếu kém rất cơ bản, yêu cầu đất nước phải tích cực và chủ động nhiều hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em đã chọn đề tài “Toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi thâm nhập thị trường lao động Quốc tế”.
Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê so sánh, đối chiếu tổng hợp,… để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
Khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực đó là những thuận lợi và khó khăn mà với lao động Việt Nam gặp phải trong tiến trình toàn cầu hóa. Sự khảo cứu của khoá luận được tập trung vào khoảng thời gian từ 1993 đến nay và dự báo triển vọng đến năm 2010.
Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được chia thành 3 chương:
Chương I: Khái quát về tác động của toàn cầu hoá đến lao động Việt Nam.
Chương II: Thực trạng lao động Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá.
Chương III: Giải pháp cho vấn đề lao động Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá.
Cuối cùng, em xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới Th.S Phạm Thị Mai Khanh người đã nhiệt tình hướng dẫn em viết khoá luận tốt nghiệp này, em cũng xin gửi lời cám ơn trân trọng nhất tới các thầy cô trong khoa kinh tế ngoại thương và các thầy cô thuộc trường Đại học ngoại thương đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẤU HOÁ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
I. Khái quát chung về tác động của toàn cầu hoá
I.1. Khái niệm về toàn cấu hoá.
I.2. Nhận xét chung về tác động của toàn cầu hoá đến thị trường lao động thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
II. Tổng quan về tác động của toàn cầu hoá đối với một số vấn đề lớn trên thị trường lao động Việt Nam.
II.1. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề việc làm
II.2. Tác động của toàn cấu hoá đối với vấn đềnguồn nhân lực.
II.3. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề quan hệ lao động.
II.4. Tác động của toàn cấu hoá đối với vấn đề điều kiện lao động.
II.5. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề xã hội của lao động.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ.
I. Thực trạng về vấn đề việc làm đối với lao động Việt Nan trong bối cảnh Toàn Cầu hoá..
I.1. FDI và vấn đề tạo ra việc làm cho người lao động.
I.2. Tham gia các định chế thương mại khu vực, toàn cầu và ảnh hưởng tới việc làm: Tham gia AFTA, APEC và các hiệp định thươngmại khác.
I.3. Di chuyển lao động trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.
I.3.1. Di chuyển lao động trên thị trường trong nước
I.3.2. Di chuyển lao động trên thị trường quốc tế
I.4. Biến động lao động và thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá
I.4.1. Biến động lao động trong khu vực d.nghiệp dưới tác động của TCH.
I.4.2. Vấn đề thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá.
II. Thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa.
II.1. Xuất khẩu hàng hoá nhằm thúc đẩy đổi mới chất lượng nguồn nhân lực.
II.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với quá trình chuyển giao công nghệ
II.3. Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.
II.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta.
II.5. Những bất cập trong việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu Toàn cầu hoá
III. Thực trạng toàn cầu hoá kinh tế tác động đến vấn đề quan hệ lao động.
IV. Thực trạng về toàn cầu hoá kinh tế tác động đến điều kiện lao động.
V. Thực trạng về toàn cầu hoá kinh tế tác động đến xã hội của lao động.
V.1. Toàn cầu hoá kinh tế tác động đến phân hoá lao động
V.2. Toàn cầu hoá kinh tế tác động đến Bảo Hiểm Xã Hội.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ.
I. Giải pháp về việc làm và chống thất nghiệp.
I.1. Ổn định nền kinh tế vĩ mô và đào tạo bầu không khí đầu tư lành mạnh trong toàn xã hội.
I.2. Lựa chọn công nghệ ngoại nhập thích hợp.
I.3. Hoàn thiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài.
I.4. Phát triển thị trường chứng khoán thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
I.5. Phát triển hệ thống xúc tiến thương mại để phát triển xuất khẩu.
I.6. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối phó với những khả năng tác động mạnh mẽ của việc thực hiện các quá trình tự do hoá thương mại.
II. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
II.1. Đào tạo nhân lực cho khu FDI
II.2. Đào tạo nhân lực cho phát triển các lĩnh vực công nghệ cao.
II.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải cách lao động ở nông thôn.
II.4. Đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động.
II.5. Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
III. Giải pháp về chính sách lao động và giải quyết các vấn đề xã hội của LĐ
III.1. Hoàn thiện chính sách lao động
III.2. Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội của lao động
IV. Giải pháp về toàn cầu hoá đối với môi trường kinh doanh.
IV.1. Nâng cao tính năng động và hiệu quả kinh doanh của nền kinh tế.
IV.2. Tạo môi trường sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 228
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16