Mã tài liệu: 209732
Số trang: 103
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 949 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Lịch sử đã chứng minh sự thất bại của các nền kinh tế đóng và cô lập, xu thế bao trùm hiện nay là toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. WTO là một tổ chức thương mại toàn cầu và hiện chiếm 90% tổng giá trị thương mại quốc tế, là tổ chức có mục tiêu, nguyên tắc và chức năng hoạt động riêng, phục vụ lợi ích của các quốc gia thành viên, đặc biệt đối với thành viên là các nước đang phát triển. Điều đó giải thích tại sao có nhiều nước đã sẵn sàng nhân nhượng và đàm phán rồi kiên trì điều chỉnh hàng loạt các chính sách của nước mình theo hướng cải cách để được trở thành thành viên chính thức của WTO, dù cho quá trình đàm phán ấy kéo dài, có khi tới hàng chục năm. Trở thành thành viên của WTO sẽ là một bước ngoặt quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế Việt nam, sẽ mở ra rất nhiều những cơ hội để nền kinh tế còn non trẻ của Việt nam hòa nhập và thử sức trong một sân chơi chung của cả nền kinh tế thế giới, và tất nhiên, cũng đặt ra không ít những thách thức.
Để có đủ sức mạnh đối đầu với sự thay đổi này, mỗi ngành kinh tế phải tự mình chuẩn bị về mọi mặt. Dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 chỉ sau dầu thô, ngành kinh tế thực sự năng động này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phồn vinh hay bất ổn của toàn bộ nền kinh tế. Tại vòng đàm phán Uruguay, hiệp định về hàng dệt và may mặc đã được ký kết nhằm mục tiêu đưa lĩnh vực dệt may hoàn toàn chịu sự điều chỉnh theo khuôn khổ của WTO, theo hiệp định, mọi nước thành viên đang áp dụng hạn chế số lượng đối với hàng dệt may sẽ phải loại bỏ hoàn toàn những hạn chế này trong vòng 10 năm kể từ ngày 1/1/1995. Điều này mang lại cho ngành dệt may rất nhiều thuận lợi, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn. Những cơ hội và thách thức đó là gì, ngành dệt may Việt nam hiện nay cần có những chuẩn bị thế nào để có thể sẵn sàng đón nhận tất cả những cơ hội và thách thức đó. Đây thực sự là một vấn đề thú vị, và tôi đã chọn làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Với hạn chế về thời gian và trình độ của người viết, khóa luận có thể chưa nói hết được tất cả về vấn đề bức xúc này, song cũng hi vọng cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích về “Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt nam khi tham gia WTO”
Khóa luận của tôi chia làm 3 phần:
Chương 1: WTO và các hiệp định về hàng dệt may
Chương 2: Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt nam khi tham gia WTO
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt nam trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập WTO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16