Mã tài liệu: 217884
Số trang: 74
Định dạng: zip
Dung lượng file: 244 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Thế giới đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hoà bình, hợp tác, phát triển. Quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Các quốc gia dân tộc qua đó có thể giải quyết những vấn đề chung để cùng phát triển. Tuy nhiên ta cũng nhận ra mặt trái của nó khi một thế giới bao gồm đa dạng các quốc gia dân tộc, với sự phức tạp, muôn màu của các nền kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội đang cũng tham gia vào quá trình này.
Trước xu hướng chung của thế giới, quá trình toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở nước ta, là một trong những nhân tố để cơ cấu lại và hiện đại hoá nền kinh tế phát triển nguồn nhân lực, làm tăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập của người lao động. Về cơ bản nước ta có nền chính trị-xã hội ổn định, được coi là một trong những nơi an toàn cho đầu tư, hợp tác và giao lưu quốc tế. Tăng trưởng kinh tế đã cải thiện được tình trạng thu nhập bình quân đầu người quá thấp trước chuyển đổi kinh tế. GDP bình quân đầu người đã tăng từ 222USD năm 1991 lên 410USD năm 2000. Và thực tiễn cho thấy, xu thế toàn cầu hoá không những tác động đến toàn bộ nền kinh tế, mà còn tác động lớn đến các vấn đề về lao động. Các nhân tố của toàn cầu hoá đã tác động đến mở rộng việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường thị trường lao động, tăng thu nhập của người lao động trong nhiều khu vực, ngành nghề. Năng suất lao động trong nhiều khu vực, ngành đã đạt mức cao hơn nhiều so với thời kỳ trước đổi mới.
Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng đặt ra những thách thức đối với vấn đề lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực nước ta. Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn thấp, chất lượng đào tạo còn bất cập chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là cho các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các loại hình dịch vụ hiện đại; tỷ lệ thất nghiệp còn cao; thu nhập của người lao động còn thấp. Lao động Việt Nam còn phải khắc phục những bất cập theo chuẩn mực lao động của khu vực và quốc tế để có đủ điều kiện tham gia hội nhập. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội của lao động. Vì thế quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi nước ta phải vượt qua những yếu kém rất cơ bản, yêu cầu đất nước phải tích cực và chủ động nhiều hơn.
Kết cấu của khoá luận:
Chương I: Khái quát về tác động của toàn cầu hoá đến lao động Việt Nam.
Chương II: Thực trạng lao động Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá.
Chương III: Giải pháp cho vấn đề lao động Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 228
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16