Mã tài liệu: 295532
Số trang: 84
Định dạng: rar
Dung lượng file: 684 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
I. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU
1. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trong tác phẩm “Sự giàu có của các Quốc gia” A.Smith đã chỉ rõ: Thương mại quốc tế là một trong những hình thức đem lại sự giàu có và thịnh vượng cho mỗi dân tộc, là nhân tố đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thương mại quốc tế phát triển, thị trường được mở rộng, cho phép tăng chuyên môn hoá sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, khuyến khích phát minh sáng chế, nâng cao năng suất lao động dẫn tới tăng tổng sản phẩm quốc dân. Thương mại quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hoá một cách sâu sắc. Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán.
Ngày nay, Thương mại quốc tế còn là công cụ để hội nhập nền kinh tế các nước và hình thành kinh tế toàn cầu với một không gian rộng lớn, nhờ đó hiệu quả kinh tế xã hội không ngừng tăng lên làm tăng chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới cũng như ở mỗi quốc gia.
Để đánh giá sự tác động của thương mại quốc tế vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân người ta sử dụng mối quan hệ tương quan giữa kim ngạch xuất nhập khẩu với GDP, kim ngạch xuất khẩu so với GDP, kim ngạch nhập khẩu so với GDP và tương quan xuất khẩu so với nhập khẩu.
Thương mại quốc tế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế còn được tính toán bởi chỉ tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu và tăng trưởng xuất khẩu vào 1% tăng trưởng GDP. Nghĩa là để đạt được 1% tăng trưởng GDP thì kim ngạch xuất nhập khẩu hay kim ngạch xuất khẩu phải tăng trưởng bao nhiêu phần trăm nếu chúng ta cố định các nhân tố khác.
Tăng trưởng 1% GDP do đóng góp của tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu được tính theo chỉ số liên hoàn và so với năm gốc.
2. Chiến lược hướng về xuất khẩu
Cơ sở lý luận của chiến lược hướng về xuất khẩu dựa trên nguyên lý của Keynes về tổng cầu chứ không phải tổng cung là yếu tố quyết định mức sản xuất (lý luận về tổng cầu hiệu quả). Từ đó, mở ra lập luận mới về nền kinh tế mở, lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho nền sản xuất trong nước. Tình hình đó đòi hỏi người ta phải có phương thức phù hợp, cách đi hợp lý, cấu trúc lại nền kinh tế sở tại, sao cho thích ứng với những đòi hỏi của thị trường thế giới. Đây chính là cơ sở lý luận của chiến lược hướng về xuất khẩu hay còn gọi là chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hướng ngoại.
Bản chất của chiến lược hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường thế giới nhằm: phát huy lợi thế so sánh của quốc gia; buộc sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mau chóng nâng cao khả năng tiếp thị, tự do hoá thương mại; đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu thị trường (cả trong nước và quốc tế) với giá cạnh tranh không có một con đường nào khác là chuyển dịch cơ cấu nền sản xuất xã hội phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
Quan điểm hướng về xuất khẩu được hiểu: “Sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm hàng hoá mà thị trường thế giới cần chứ không phải sản xuất cái ta có”, không chỉ đối với sản phẩm xuất khẩu mà tất cả các sản phẩm sản xuất trong nước phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường trong nước.
Nếu như đặc trưng của chiến lược thay thế nhập khẩu là mức bảo hộ cao, kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ, tỷ giá hối đoái ít khuyến khích xuất khẩu thì đặc trưng của chiến lược hướng về xuất khẩu là mức bảo hộ thấp, hạn chế sử dụng hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu và các biện pháp hạn chế nhập khẩu, sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tỷ giá hối đoái ủng hộ xuất khẩu.
Ưu thế của chiến lược hướng về xuất khẩu là gắn sản xuất và nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, liên kết các nền kinh tế quốc gia với nhau, tạo ra không gian và nhu cầu kinh tế rộng lớn hơn nhờ liên kết và buôn bán quốc tế, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Đối với nước ta, chiến lược hướng về xuất khẩu có nhiều ý nghĩa lớn :
- Xuất khẩu giúp cho việc tạo ra và tăng thu ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
- Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương mà thực chất là nuôi dưỡng tính ỷ lại và thay thế vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu
- Bảo đảm môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài thông qua một hệ thống các chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút đến mức tối đa vốn đầu tư của các công ty nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhanh chóng đổi mới hiện đại hoá công nghệ sản xuất và công nghệ kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước,
- Chiến lược hướng về xuất khẩu vừa là tác nhân vừa là hệ quả và là sự bảo đảm thắng lợi cho quá trình tự do hoá thương mại,
- Đẩy nhanh tiến trình hội nhập, có hiệu quả thương mại quốc gia với thương mại khu vực và toàn cầu.
Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược hướng về xuất khẩu cũng có những nhược điểm:
- Nền kinh tế định hướng hướng về xuất khẩu có thể gây ra sự mất cân đối trầm trọng giữa các ngành xuất khẩu và không xuất khẩu do tập trung hết khả năng cho xuất khẩu và các ngành có liên quan. Các ngành phục vụ cho xuất khẩu sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, trong khi các ngành không xuất khẩu thì sẽ không được hưởng chính sách này, vì thế các ngành còn lại sẽ cũng có khuynh hướng hoặc là sản xuất kém hoặc là chuyển dần kinh doanh sang những hoạt động có liên quan tới xuất khẩu. Điều này khiến cho sự phát triển không đồng đều giữa các ngành kinh tế,
- Mọi chính sách vĩ mô như điều chỉnh tỷ giả hối đoái, lãi suất ngân hàng.. do quá tập trung vào khuyến khích xuất khẩu nên có thể dẫn tới những khủng hoảng kinh tế trầm trọng do mất giá đồng tiền,
- Do ít chú ý tới các ngành công nghiệp phát triển thiết yếu nhất, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng nền kinh tế vẫn gắn chặt với thị trường nước ngoài nên dễ bị tác động bởi những sự biến đổi của các thị trường lớn,
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dần bị kiệt quệ do bị khai thác triệt để nhằm phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu,
- Nếu quá tập trung vào xuất khẩu mà không coi trọng nhập khẩu thì trong dài hạn, nền kinh tế dễ bị rơi vào tình trạng tụt hậu, nhất là với các nước đang phát triển khi mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16