Mã tài liệu: 208611
Số trang: 97
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,076 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Vương quốc Anh có diện tích 244.046 km2, dân số 60,2 triệu người (năm 2002), GDP năm 2002 là 1.491 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 24.500 USD/người/năm (năm 2002). Anh Quốc là một trong bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và là một trong 15 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trong EU, Anh là một trong ba nền kinh tế chủ đạo, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của toàn khối.
Vương quốc Anh lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1/9/1973. Tuy nhiên quan hệ thương mại giữa hai nước mới chỉ thực sự khởi sắc từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh Quốc tăng liên tục từ con số khiêm tốn là 13,5 triệu GBP năm 1991 đến 612,93 triệu GPB (năm 2002). Cán cân thương mại giữa hai nước thường nghiêng về phía Việt Nam. Từ năm 1991 Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 532 triệu GBP.
Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế bao gồm nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, Anh còn là một thành viên của EU - một đối tác thương mại đã dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi. Bản thân mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Anh Quốc đã có những tiến triển rất tốt đẹp. Đây là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh.
Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được hết những điều kiện này. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ những nhu cầu trên của thị trường Anh. Cơ cấu hàng xuất khẩu nhìn chung ít có sự thay đổi trong nhiều năm. Chủ yếu chỉ tập trung vào hai mặt hàng chính là giày dép và may mặc. Bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Anh chủ yếu là gia công và xuất khẩu gián tiếp nên giá trị thu về là không đáng kể. Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ còn tăng lên rất nhiều. Anh còn là một thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết.
Với lý do trên, đề tài "Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam" sẽ nghiên cứu những nét cơ bản về nền kinh tế Anh, nghiên cứu thị trường Anh, thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua. Từ đó đánh giá những triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của bài viết này bao gồm ba chương như sau:
*Chương 1: Thị trường Anh.
*Chương 2: Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam.
*Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh
Bài viết được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, có kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê.
Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu và tài liệu thu thập, bài viết này khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Người viết kính mong nhận được sự thông cảm và chỉ dẫn của các thầy cô giáo ở trường cũng như những ý kiến đóng góp của độc giả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 852
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16