Mã tài liệu: 56753
Số trang: 36
Định dạng: docx
Dung lượng file: 153 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Sau hơn 10 năm hoàn thiện công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các mặt. Xét về mặt thể chế quản lý thì nền kinh tế nhiều thành phần đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước sử dụng ngày càng tốt hơn hệ thống chính sách kinh tế và kế hoạch hoá để quản lý và điều hành nền kinh tế. Bản thân kế hoạch hoá cũng đã và đang trải qua thời kỳ đổi mới từng bước và cơ bản. Song tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như thách thức đối với sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong thời gian tiếp theo đòi hỏi phải có những nỗ lực cải cách mới.
Việc chuyển đổi cơ chế từ cũ sang mới là một cuộc thay đổi có tính chất cách mạng, không phải là công việc giản đơn có thể giải quyết được ngay trong một thời gian ngắn. Nó đòi hỏi phải có một quá trình nhất định, trải qua thực tế, đúc rút kinh nghiệm và giải quyết dần từng bước. Nóng vội đốt cháy giai đoạn sẽ dẫn đến thất bại.
Thực tế hoạt động kinh tế những năm qua đã cho chúng ta thấy rõ thêm bước đi và rút ra những bài học cần thiết cho việc đổi mới kế hoạch hoá cũng như việc xác định mối quan hệ đúng đắn giữa kế hoạch hoá với thị trường.
Những kết quả mà chúng ta đạt được mới chỉ là bước đầu. Trong những năm tới cần tiếp tục hoàn thiện việc đổi mới kế hoạch hoá cả về nội dung lẫn phương pháp, xác định rõ cơ chế kế hoạch hoá định hướng, sử dụng hợp lý cơ chế thị trường có điều tiết nhằm nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá, bảo đảm cho nhà nước điều khiển có hiệu quả nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Tóm lại sau gần 15 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và từ năm 1996 đã bước sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh CNH- HĐH. Đây là một thành công lớn trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn và thách thức. Sự thành công này có sự đóng góp đáng kể của công tác hoạch định chiến lược phát triển, đặc biệt là vai trò của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong cơ chế thị trường. Tuy vậy trong thời kỳ tới, sự nghiệp đẩy mạnh CNH- HĐH, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội dân công bằng dân chủ văn minh, vững bước đi lên CNXH, tiến kịp trình độ phát triển của các nước tiên tiến trong khu vực, đang dặt ra cho công tác kế hoạch hoá những nhiệm vụ to lớn nặng nề.
Đi vào kinh tế thị trường, chúng ta không quên lời căn dặn của Bác Hồ: “cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Để có kế hoạch thật tốt, phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới cơ chế chính sách kinh tế, xã hội và hành chính, trong đó yêu cầu bức thiết đổi mới công tác kế hoạch hoá. Khác với nhiều nước kinh tế chuyển đổi, đổi mới kinh tế ở Việt Nam không có nghĩa là từ bỏ hoặc coi nhẹ kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô, mà yêu cầu đặt ra là phải có những thay đổi cần thiết, đáp ứng đòi hỏi và điều kiện mới của nền kinh tế, nhất là nâng cao chất lượng của kế hoạch hoá ở tầm vĩ mô của Nhà nước. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch không chỉ chú ý đến kinh tế Nhà nước, mà còn phải định hướng, mở đường thúc đẩy các thành phần kinh tế phát huy mọi khả năng làm giầu cho mình và cho đất nước. Đi đôi với việc dự báo và đề ra mục tiêu phấn đấu, phải chú trọng nhiều hơn đến các giải pháp thực hiện, bảo đảm các cân đối lớn, đồng thời sử dụng các công cụ đòn bẩy và các chính sách kinh tế, tạo hệ thống pháp lý ổn định, minh bạch để thực thi nghiêm chỉnh để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm cho mọi người dân, mọi doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa kế hoạch tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, phát huy nhân tố con người làm nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, đưa đất nước trở thành con rồng châu á trong tương lai không xa.
Đề tài gồm 3 chương sau:
Chương I. Vai trò của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2. Nhận định chung về thực trạng công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam.
Chương 3. Phương pháp tiếp tục đổi mới và hoàn thiện kế hoạch hoá ở Việt Nam trong thời gian tới (2001-2005)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 218
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16