Mã tài liệu: 214145
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 475 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ xu hướng tự do hoá đầu tư, liên kết kinh tế quốc tế. Mặt khác sự phát triển công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, càng thúc đẩy sự phát triển FDI. ở nhiều quốc gia, FDI đã được xem như là chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng và tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua hoạt động FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp nhận công nghệ hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm ., từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ngay cả những nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU . FDI cũng đóng vai trò to lớn trong phát triển, tăng trưởng kinh tế và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Hiện nay, phần lớn các dòng vốn FDI vẫn lưu chuyển trong nội bộ các nước phát triển nhất. Như chúng ta đều biết, nguồn cung vốn đầu tư của thế giới hiện nay là hữu hạn, nhưng nhu cầu về vốn đầu tư ở tất cả các quốc gia đều rất lớn và vượt xa các nguồn cung cấp. Do vậy, các quốc gia đã và đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút nguồn vốn này. Quốc gia có sức hấp dẫn dòng vốn FDI thường là quốc gia có khả năng cạnh tranh kinh tế cao hơn và sự hoạt động mạnh mẽ của FDI lại tác động tích cực đến việc cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện cải cách và mở cửa hợp tác sâu rộng với các nước trên thế giới nhằm huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Nhờ cải cách và mở cửa, FDI vào Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP, góp phần quyết định đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Theo Liên Hợp Quốc, Trung Quốc là nước đứng đầu trong các nước đang phát triển về mặt thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI trong công cuộc cải cách và hiện đại hoá kinh tế.
Đặc biệt, sau chuyến đi thăm các tỉnh phía Nam của Ông Đặng Tiểu Bình năm 1992 và sau Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XIV, Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN mang đặc sắc 2
Trung Quốc. Vì vậy, dòng FDI chảy vào Trung Quốc tăng đột biến so với thời kỳ trước đó. Trong thời gian 2002 - 2004, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực thu hút FDI và hoạt động FDI đã tác động tích cực đến quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc.
Đối với nước ta, khả năng cạnh tranh kinh tế còn yếu kém, việc thu hút và sử dụng FDI càng trở nên quan trọng hơn đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đứng trước tình hình đó, chúng ta cần tìm những giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hút FDI và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh kinh tế. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI của Trung Quốc, một nước có điều kiện xã hội và thể chế kinh tế tương đồng với Việt Nam nhưng đã rất thành công trong hoạt động thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI sẽ có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Tình hình nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc là vấn đề quan trọng và có tính thời sự vì vậy đã có rất nhiều tác giả trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu chú trọng tìm hiểu thành tựu của Trung Quốc về hoạt động thu hút FDI, trong khi các nghiên cứu khác phân tích tác động của FDI đối với công cuộc cải cách và phát triển kinh tế. ở đây chúng tôi xin đơn cử một số công trình tiêu biểu: Nguyễn Kim Bảo (1996) với đề tài luận án tiến sỹ “ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay” đã đề cập đến hoạt động thu hút FDI ở Trung Quốc; Chu Công Phùng (1994) với “Kinh tế Trung Quốc sau 15 năm cải cách và mở cửa”; Nguyễn Minh Hằng (Luận án tiến sĩ năm 1995) “ Cải cách kinh tế ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”; Nguyễn Ngọc Diên và các tác giả (1996) “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển”. Những nghiên cứu trên và các nghiên cứu của một số tác giả khác đã đề cập tới những vấn đề như: Cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hút FDI, thực tiễn về tác động của FDI đối với quá trình cải cách kinh tế. 3
Nhiều nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc cũng như nước ngoài cũng đã đề cập tới các vấn đề nghiên cứu kể trên như: OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development, 2000) “Main determinants and impacts of foregn direct investment on China’s economy”; Frank S.T. (2004) “The Chaotic Attractor of Foreign Direct Investment - Why China? A Panel Data Analysis”; Wang Zhile (2004), “Vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và tác động tích cực của nó, Diễn đàn cải cách kinh tế Việt Nam- Trung Quốc”; Fujita, Mai (2003) “Foreign Direct Investment and Industrialization in Vietnam: New Developments and Remaining Issues”.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1992 đến nay.
Mục đớch nghiờn cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các điểm chính sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và thực tiễn về FDI và vai trò của FDI đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đánh giá vai trò của FDI đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1992 đến nay.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua FDI và khả năng vận dụng vào Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu
Vai trò của FDI đối với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế Trung Quốc là đối tượng nghiên cứu của luận án. Do đó, luận án sẽ tiếp cận vấn đề nghiên cứu hoạt động FDI từ khía cạnh năng lực cạnh tranh kinh tế. Luận án sẽ trả lời các câu hỏi như: Vì sao Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, thu hút FDI? Hoạt động mở cửa đầu tư thu hút FDI diễn ra như thế nào? Vai trò của FDI đối với việc cải thiện năng lực cạnh tranh kinh tế ra sao? Vị trí của việc nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế trong chiến 4
lược đẩy mạnh hoạt động FDI? Đồng thời, một số vấn đề khác như đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc trong cải cách kinh tế, cũng như trong quá trình thúc đẩy hoạt động FDI sẽ được luận án đề cập thảo luận nhằm làm rõ thêm đối tượng nghiên cứu của luận án. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án chỉ lựa chọn các lý thuyết FDI chủ yếu làm cơ sở cho chính sách mở cửa đầu tư của Trung Quốc, cũng như chỉ tìm hiểu những khía cạnh nhất định của chính sách mở cửa đầu tư và động thái FDI có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Luận án chỉ đề cập đến vai trò của FDI đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là vai trò của FDI đối với một số chỉ tiêu năng lực cạnh tranh quốc gia của Trung Quốc có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam.
Tuy phạm vi nghiên cứu là vai trò của FDI đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế Trung Quốc, nhưng luận án cũng sẽ tập trung hơn vào các vấn đề có ý nghĩa tham khảo, học tập nhiều hơn đối với Việt Nam trong công cuộc mở cửa kinh tế, thúc đẩy quá trình thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI trong sự nghiệp hiện đại hoá và phát triển kinh tế.
Về phạm vi thời gian, luận án chủ yếu đề cập đến thời kỳ từ năm 1992 đến nay. Thời điểm này đánh dấu việc Trung Quốc chuyển mạnh sang xây dựng thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hơn nữa quá trình cải cách, mở cửa kinh tế, thu hút các nguồn lực bên ngoài nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên luận án cũng đề cập đến giai đoạn từ khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa đến năm 1992 để làm rõ hơn vai trò của FDI đối với năng lực cạnh tranh kinh tế Trung Quốc.
Phương phỏp nghiờn cứu
Luận án nghiên cứu vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với năng lực cạnh tranh kinh tế dưới giác độ của chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, có sử dụng các phương pháp: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5
Đồng thời, luận án đặc biệt coi trọng phương pháp phân tích -hệ thống- tổng hợp - thống kê - so sánh và sử dụng phương pháp này xuyên suốt luận án. Cụ thể, để đánh giá vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy mở cửa kinh tế, luận án sử dụng phương pháp so sánh xem xét sự biến động cùng chiều giữa dòng FDI và sự tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch thương mại giữa các thời kỳ, giữa các ngành, các vùng. Luận án đã sử dụng kết quả của một số nghiên cứu có sử dụng phương pháp kinh tế lượng khi phân tích tác động của FDI đối với tăng trưởng GDP. Kết quả các nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu đã được sử dụng trong phân tích tác động của FDI đối với năng lực công nghệ kỹ thuật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đúng gúp của luận ỏn
Đề tài nghiên cứu thiết thực và cập nhật đã có một số đóng góp sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, về thực hiện chiến lược thu hút và sử dụng FDI ở Trung Quốc.
- Đánh giá có hệ thống vai trò của FDI đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1992 đến nay
- Trên cơ sở những thành công và hạn chế trong hoạt động FDI ở Trung Quốc, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong chiến lược thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế.
Kết cấu luận ỏn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc
Chương 2. Vai trò của FDI đối với năng lực cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc từ năm 1992 đến nay
Chương 3. Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Na
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 85
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16