Mã tài liệu: 261801
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 221 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Phần mở đầu
Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua,Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, giải quyết tốt vấn đề lương thực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu..Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn đang phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thiếu vốn, thị trường , công nghệ và những kinh nghiệm trong quản lý để xây dựng và phát triển kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI ) là một hình thức của đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đi kèm với nó là sự chuyển giao về vốn, công nghệ, thị trường và các kinh nghiệm trong quản lý đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển, đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động. Với việc thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong hơn 10 năm qua Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD. Đây là nguồn lực quý báu để xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần vào tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu.Nước ta đã và đang tiến hành từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương về các mặt thương mại, đầu tư và trao đổi trên nhiều lĩnh vực khác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá , từng bước đảm bảo thực hiện quyền tự do hợp tác kinh doanh với nước ngoài đối với mọi doanh nghiệp , nước ta tham gia đầy đủ hơn vào cơ chế đa phương nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho phát triển, thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế thị trường.
Vì thế, trong bối cảnh tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển.Để có thể tận dụng được các cơ hội, chúng ta phải chủ động hội nhập, xây dựng chiến lược cơ cấu thích ứng vào nền kinh tế thế giới để nền kinh tế nước ta gắn kết ngày càng mạnh hơn,dần trở thành một thực thể hữu cơ của kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
I. Những lí luận cơ bản
1. Khái niệm cơ bản
1.1 Đầu tư trực tiếp ,đầu tư gián tiếp :
Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ. Các xí nghiệp mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài
Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế. Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng việc mua trái khoán hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16