Mã tài liệu: 255071
Số trang: 100
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 524 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
?Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
* Lý do khoa học
Trong thời kì đổi mới, đất nước mở cửa hội nhập, giao lưu văn hóa quốc
tế, thì những gi¸ trị văn hóa truyền thống dân tộc đang có nguy cơ bị suy
thoái mai một dần và mất đi. Vì thế trong những năm gần đây, việc bảo tồn
và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc đã được các ban, ngành trong cả
nước chú trọng, quan tâm. Điều này được thể hiện râ qua nghị quyết của đại
hội lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII: “ Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thóc đẩy kinh tế -
xã hội”. Đại hội lần thứ V Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII cũng
đề ra nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Dựa trên nghị quyết của Trung ương, trong những
năm gần đây huyện uỷ, uỷ ban nhân dân, phòng văn hóa thông tin
huyện Lục Ngạn đã triển khai kế hoạch bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Lục Ngạn là một huyện miền nói, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Bắc
Giang, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Tày, Nùng, Dao, Cao
Lan, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa (dân tộc Nùng gồm có 3 nhóm là Phàn
Slình,Nùng Inh và Nùng Cháo , trong đó nhánh Nùng Phàn Slình là đông
nhất). Ngoài những đặc điểm chung các dân tộc nói trên còn mang đậm
những nét riêng biệt
Nhánh tộc người Nùng Phàn Slình có hát sli (soong hao) rất phổ biến. Sli
là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, là trí thức trí tuệ tâm hồn trong
đời sống tinh thần của tộc người Nùng Phàn Slình. Là một hình thức hát giao
duyên đối đáp, kể chuyện, giao lưu, chúc tụng đậm chất trữ tình, thể hiện
tình yêu quê hương đất nước, yêu con người và giàu tình nhân ái, thể hiện
những tình cảm của con người với con người, con người với thiên nhiên để
cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Trải qua các thời kỳ lịch sử nó được nhiều thế hệ
nối tiếp và sáng tạo, lưu truyền và trở thành một loại hình nghệ thuật dân
gian được giữ gìn bền vững qua các thời đại.
Loại hình dân ca này trước đây rất thịnh hành và được bà con nhân dân
hát thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX
trở lại đây, hát sli (soong hao) của người Nùng Phàn Slình gần như bị lãng
quên trong đời sống xã hội. Những người hát và những người thuộc bài hát
còn lại đến nay hầu như không còn. Hát sli trở nên xa lạ đối với tầng lớp trẻ.
Vì vậy, việc nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, trong đó
có thể loại dân ca này là rất cần thiết. Công trình này không nằm ngoài
mục đích chung là làm thế nào để cho những bài ca và các thể loại hát sli
Nùng Phàn Slình được tồn tại và sống mãi trong đời sống văn hóa của đồng
bào dân tộc thiểu số trong huyện nói riêng và các nơi khác nói chung.
Việc nghiên cứu hát sli (soong hao) của người Nùng Phàn Slình nhằm
khơi dậy những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc, góp
phần giữ gìn bản sắc văn hóa của người Nùng Phàn Slình nói riêng và dân
tộc Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, là một sinh viên khoa Văn hóa du lịch
nên việc nghiên cứu,tìm hiểu để đưa ra được tiềm năng và giá trị của tục hát
sli đối với việc phát triển du lịch văn hóa ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là một
việc làm rất cần thiết và hữu ích. Tuy khả năng của bản thân còn nhiều hạn
chế về kiến thức nhưng tôi vẫn mong muốn đem hết khả năng của mình để
nghiên cứu, góp phần bảo tồn và phát huy tác dụng của hát sli (soong hao)
của người Nùng Phàn Slình đối với hoạt động du lịch.
* Lý do thực tiễn.
Để tạo ra một nền kinh tế phát triển và hưng thịnh Đảng và nhà nước ta
đã có những chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, đặc biệt để
tạo ra một nền kinh tế phát triển đồng bộ, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm
đến việc phát triển kinh tế ở vùng cao, nơi có rất nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống. Việc phát triển kinh tế không tách rời với việc gìn giữ,
bảo tồn và phát huy những nền văn hóa riêng của từng tộc người. Mỗi tộc
người lại có những đặc điểm về văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng và muốn
không bị mai một thì việc nghiên cứu về nó là rất cần thiết.
Đặc biệt với vị trí địa lý thuận lợi, lại là nơi có nhiều di tích lịch sử văn
hóa, Lục Ngạn ở Bắc Giang sẽ là một điểm đến thú vị đối với du khách,
ở đây có một làn điệu rất nổi tiếng, gắn với những đặc trưng văn hóa của
người Nùng có thể phục vụ cho hoạt động du lịch. Vì vậy muốn phát triển du
lịch chúng ta cần phải nghiên cứu nó.
Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Tục hát sli của người Nùng đối với việc phát
triển du lịch văn hóa ở Lục Ngạn, Bắc Giang.
2.Tình hình nghiên cứu
Hát sli (soong hao) của người Nùng Phàn Slình hầu như chưa có ai sưu
tầm, nghiên cứu. Chỉ có một số ít các nhà nghiên cứu quan tâm đến và mới
chỉ mang tính chất là khảo sát, tìm hiểu. Các công trình nghiên cứu của các
tác giả đi trước mới dừng lại ở mức độ khái quát chung về văn hóa các dân
tộc trong tỉnh và huyện như :
- Di sản văn hóa Bắc Giang về văn hóa phi vật thể ( Bảo tàng Bắc Giang,
xuất bản năm 2006). Trong cuốn sách này các tác giả đã nói qua các làn điệu
dân ca của các dân tộc.
- Truyền thống văn hóa Thông tin huyện Lục Ngạn (Bắc Giang xuất bản
tháng 8 năm 2007). Cuốn sách này có nói về văn hóa các dân tộc trong
huyện trong đó có dân tộc Nùng.
- Địa chí Bắc Giang - phần văn hóa - xã hội các tác giả cũng nói về văn
hóa các dân tộc trong tỉnh.
-Sổ tay các dân tộc thiểu số.(Viện dân tộc học)
Thông qua những cuốn sách trên, nội dung của nó cũng đề cập tới nhiều
phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số đang cư trú tại tỉnh cũng như tại
huyện, trong đó có dân tộc Nùng.
Trong những công trình kể trên, các tác giả chỉ mới liệt kê những vấn đề
chính về thành phần các dân tộc, phong tục tập quán, lời ca ở dạng tổng quát
chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể. Các công trình trên cũng giúp cho người viết
nhìn vào vấn đề một cách cụ thể hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, điền dã ,tìm hiểu hệ thống các thể loại hát sli ( soonghao) của
người Nùng Phàn Slình ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang đi sâu vào lời ca,
cách hát, cấu trúc giai điệu, giá trị văn học dân gian nhằm cung cấp cho các
nhà nghiên cứu, những người làm công tác quản lý có thêm tài liệu về hát
dân ca sli ( soonghao) của người Nùng Phàn Slình.
Trên cơ sở tìm hiểu phân tích nguồn gốc, lịch sử phát triển, lề lối
tổ chức, quá trình diễn xướng, những đặc điểm cơ bản của dân ca sli (
soonghao) trong đời sống văn hóa cư dân vùng Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu đề tài này, tôi cũng muốn làm rõ thực trạng tồn tại của dân
ca sli ( soonghao) Nùng Phàn Slình trong thời đại hiện nay, tìm ra nguyên
nhân, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất phương hướng bảo tồn
và phát huy giá trị, vai trò cuả hát sli ( soonghao) người Nùng Phàn Slình
trong xã hội.
Và điều quan trọng nhất là tôi muốn đưa ra những ý kiến của cá nhân
mình nhằm đưa tục hát sli trở thành một tài nguyên du lịch văn hoá phục
vụ cho hoạt động du lịch văn hóa của người dân ở Lục Ngạn nói riêng và cho
khách du lịch nói chung, và các lợi ích của việc phát triển loại hình du lịch
này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận chủ yếu đi sâu nghiên cứu sinh hoạt hát sli ( soonghao)
người Nùng Phàn Slình - một di sản văn hóa đã tồn tại phát triển qua nhiều
thế kỉ.
- Người Nùng không chỉ cư trú ở huyện Lục Ngạn mà còn con trú ở một
số xã thuộc huyện Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động và một số tỉnh lân cận bao
gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang .
Vì điều kiện không cho phép và khả năng có hạn nên em đi sâu nghiên
cứu dân ca hát sli ( soonghao) người Nùng Phàn Slình ở huyện Lục Ngạn -
Bắc Giang. (Chủ yếu là ở xã Kiên Lao)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn đạt kết quả, tôi đã chọn và sử dụng các phương
pháp sau:
+ Lấy phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã, sưu tầm các tài liệu
về hát sli ( soonghao) người Nùng Phàn Slình ở huyện Lục Ngạn làm phương
pháp chủ yếu.
+ Tiến hành ghi âm, kí âm một số bài dân ca tiêu biểu, những bài hát
có tiết tấu giai điệu, cách hát của người Nùng Phàn Slình huyện Lục Ngạn
tỉnh Bắc Giang.
+ Phương pháp liên ngành: hát dân ca sli ( soonghao) Nùng Phàn Slình
là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp, nhiều vấn đề trong đó có liên quan
đến xã hội học, sử học, dân tộc học, văn hóa học, nghệ thuật học ( văn học,
âm nhạc).
Vì thế người viết phải sử dụng phương pháp liên ngành để phân tích hát
sli (soonghao) Nùng Phàn Slình từ nhiều góc độ khác nhau.
+ Quá trình phân tích và tổng hợp, so sánh được thực hiện để tìm ra
những đặc điểm chung và riêng của dân ca sli ( soonghao) Nùng Phàn Slình.
+Phương pháp xã hội học: Dùng bảng hỏi xem họ có muốn phát triển
du lịch hay không? Và họ muốn phát triển như thế nào?
+Thu thập thư tịch, tư liệu có sẵn đã nghiên cứu về vấn đề mình đang
nghiên cứu, những tư liệu đã công bố.
+ Bước đầu phát hiện những nét đặc trưng của hát dân ca sli ( soong hao)
từ đó nhận biết được giá trị sáng tạo văn hóa của cư dân Nùng Phàn Slình
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Xác lập một hệ thống biện pháp, mô hình
nhằm bảo lưu, phát triển các giá trị của hát dân ca sli ( soong hao) Nùng
Phàn Slình trong đời sống văn hóa hiện nay của dân cư huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang.
6. Nội dung và bố cục khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung của khoá luận đ-
ược trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tự nhiên, xã hội và người Nùng ở Lục Ngạn.
Chương 2: Tục hát sli của người Nùng ở Lục Ngạn
Chương 3: Tiềm năng du lịch của tục hát sli ở Lục Ngạ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 843
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 194
⬇ Lượt tải: 5
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16