Mã tài liệu: 253795
Số trang: 81
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 902 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
MỤC LỤC
Nội Dung Trang
A : PHẦN MỞ ĐẦU
1 : Lý do chọn đề tài 1
2 : Mục đích nghiên cứu 2
3 : Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 : Đối tượng nghiên cứu 3
5 : Phạm vi nghiên cứu 3
6 : Phương pháp nghiên cứu 3
7 : Kết cấu của khoá luận 3
B : PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ DU LỊCH LỄ HỘI Ở HẢI PHÒNG
1.1: Lễ hội truyền thống
1.1.1: Khái niệm về lễ hội 4
1.1.2: Môi trường tự nhiên, xã hội và lịch sử hình thành lễ hội 5
1.1.3: phân loại lễ hội 10
1.1.4: Cấu trúc của lễ hội 12
1.1.5: Thời gian và không gian của lễ hội 15
1.2: Du lịch lễ hội truyền thống 17
1.2.1:Quan niệm 17
1.2.2: Đặc điểm các lễ hội phục vụ mục dích du lịch 17
1.2.3: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội ở Hải Phòng 18
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI Ở QUẬN ĐỒ SƠN - HẢI PHÒNG
2.1: Du lịch Đồ Sơn 21
2.1.1Khái quát về Đồ Sơn 21
2.1.2 Tài nguyên du lịch Đồ Sơn 23
2.1.2.1 : Tài nguyên du lịch tự nhiên 23
2.1.2.2 : Tài nguyên du lịch nhân văn 25
2.1.2.2.1: Địa danh 25
2.1.2.2.2: Di tích lịch sử 27
v Bến Nghiêng 27
v Bến tàu không số 28
v Miếu Cụ trên đảo Dáu 28
v Tháp Tường Long 29
v Đền Bà Đế 31
v Chùa Hang 32
v Đền Nghè 32
v Đình Ngọc - Suối Rồng 33
v Biệt thự Bảo Đại 33
v Đền Vạn Ngang 34
2.1.2.2.3: Các lễ hội 34
2.1.3 : Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Đồ Sơn 35
2.1.4: Những con số dự báo về hoạt động du lịch của Đồ Sơn 38
2.1.5: Mục tiêu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn Đồ Sơn 39
2.2: Nhu cầu du lịch lễ hội ở quận Đồ Sơn - Hải Phòng 41
2.3: Một số lễ hội tiêu biểu ở quận Đồ Sơn - Hải Phòng 42
2.3.1: Lễ hội chọi trâu 43
2.3.1.1: Những sự tích xung quanh lễ hội chọi trâu 43
2.3.1.2: Quá trình diễn ra lễ hội chọi trâu 45
2.3.2: Lễ hội đền Bà Đế 49
2.3.3 : Lễ hội Hòn Dáu 50
2.3.4: Lễ hội đua thuyền 52
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC LỄ HỘI ĐỂ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỒ SƠN
3.1: Giải pháp 54
3.1.1: Tăng cường xây dựng các quy định về bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa 54
3.1.2 : Tích cực giáo dục du lịch 54
3.1.3 : Cần đầu tư đồng bộ 55
3.1.4: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo 57
3.1.5: Cần thống nhất nội dung bài hướng dẫn 57
3.1.6: Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các hướng dẫn viên điểm 58
3.2 : Các khuyến nghị 58
C : KẾT LUẬN 60
A : PHẦN MỞ ĐẦU
1 : Lý do chọn đề tài
Hải phòng là một cảng biển quốc tế lớn của miền Bắc, đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn của đô thị loại một cấp quốc gia, có bờ biển tương đối dài, với bán đảo Đồ Sơn, Đảo Cát Bà cùng nhiều di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Đó thực sự là những tiềm năng to lớn, là lợi thế phát triển du lịch của Hải phòng.
Nói tới du lịch Hải phòng không thể không nói tới Đồ Sơn- điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, với những bãi tắm rộng, bờ cát mịn trải dài và những hàng thông xanh ngày đêm vi vút. Ngay từ thời thuộc Pháp, người Pháp đã xây dựng tại Đồ Sơn những khu nghỉ dưỡng cao cấp. Sau khi đất nước thống nhất, Trung ương và thành phố Hải Phòng đã xây dựng tại Đồ Sơn các khu nhà nghỉ điều dưỡng của các bộ ngành. Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch của người dân tăng lên do chất lượng cuộc sống được cải thiện, du khách đến với Đồ Sơn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, du lịch Đồ Sơn có hạn chế bởi biển Đồ Sơn là vùng biển nằm gần cửa sông, chịu ảnh hưởng của các cửa sông Văn úc, Lạch Tray, Nam Triệu biến nước biển thành màu sôcôla chứ không có được độ trong xanh lý tưởng. Thêm vào đó du lịch biển lại có tính mùa vụ cao, chỉ tập trung vào mùa hè cho nên chất lượng phục vụ không cao trong lúc chính vụ do lượng khách tập trung quá đông mà ngoài thời vụ thì lại rất vắng vẻ. Làm thế nào để du lịch Đồ Sơn từ nơi du lịch mang đậm tính thời vụ thành chốn du lịch lý tưởng quanh năm? Đây là câu hỏi luôn được đặt ra đối với các cấp quản lý du lịch ở trung ương và địa phương. Một trong những giải pháp đó là khai thác những tiềm năng của tài nguyên du lịch nhân văn mà từ lâu nay vẫn ở dạng tiềm ẩn. Đồ Sơn là vùng đất có lịch sử lâu đời, cư dân lại từ nhiều vùng di cư đến lập nghiệp, chính vì vậy Đồ Sơn có một nền văn hoá đa dạng, phong phú với những lễ hội, di tích lịch sử, tín ngưỡng. Đây chính là những tài nguyên vô cùng quý giá có thể khai thác phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt, Đồ Sơn có nhiều lễ hội được diễn ra quanh năm như lễ hội Chọi Trâu, lễ hội đền Bà Đế, lễ hội Dáu . Trong đó, lễ hội chọi trâu - lễ hội được công nhận là một trong mười năm lễ hội quốc gia - lễ hội có nhiều nét độc đáo, có một không hai. Tuy nhiên những hiểu biết về các lễ hội này của khách còn rất hạn chế, thậm chí ngay đến những hướng dẫn viên cũng hạn chế những kiến thức về lễ hội, gây khó khăn cho việc tuyên truyền, quảng bá để giới thiệu và đưa lễ hội vào mục đích phục vụ du lịch. Chính vì vậy, với lòng yêu mến quê hương và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển du lịch Đồ Sơn, cùng với sự động viên khích lệ của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Khánh.
Em xin mạnh dạn chọn đề tài:
Tìm hiểu về du lịch lễ hội tại Đồ Sơn để phục vụ khai thác và phát triển du lịch
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé giúp mọi người hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa của các lễ hội tại Đồ Sơn và sẽ khai thác tốt hơn những nét độc đáo đó để góp phần cho du lịch Đồ Sơn thêm khởi sắc.
2 : Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về du lịch lễ hội tại quận Đồ Sơn để nâng cao những hiểu biết về các lễ hội tại đây của mọi người đặc biệt là đối tượng khách du lịch nhằm khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Từ đó đưa ra các biện pháp để tăng cường, khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội.
3 : Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến lễ hội và du lịch lễ hôị nói chung.
- Nghiên cứu về các lễ hội tại Đồ Sơn và thực trạng khai thác, phục vụ cho việc phát triển du lịch.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại Đồ Sơn để phục vụ phát triển du lịch.
4 : Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những giá trị văn hóa, những nét độc đáo trong các lễ hội tại Đồ Sơn, Hải Phòng và hoạt động du lịch lễ hội.
5 : Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu nghiên cứu tại địa bàn thị xã Đồ Sơn trong đó chủ yếu tập trung sâu khai thác nghiên cứu những nét văn hóa của các lễ hội tại Đồ Sơn.
6: Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu.
Phương pháp quan sát thực tế.
Phương pháp điều tra xã hội học.
7: Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần phụ lục, nội dung của khóa luận chia lam 3 chương:
Chương 1: Lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội ở Hải Phòng
Chương 2: Hoạt động du lịch lễ hội ở quận Đồ Sơn – Hải phòng
Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác lễ hội để phục vụ phát triển du lịch ở Đồ Sơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 17