Mã tài liệu: 253785
Số trang: 96
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 963 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay trên thế giới Du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết và tương đối phổ biến với mỗi người. Đây chính là cơ hội lớn cho nghành Du lịch phát triển trong hiện tại, cũng như trong tương lai, đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập toàn cầu và mỗi quốc gia. Theo Tổ chức du lịch Thế giới (WTO) nhận định thì: “ Du lịch đóng góp 6% thu nhập của thế giới, là một trong năm nghành kinh tế lớn nhất của hành tinh”
Ở Việt Nam, trong những thập niên gần đây, du lịch đã được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà Nước và Tổng cục Du lịch (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch). Nhận thức được tầm quan trọng của Du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, trong Nghị quyết của Đại hội Toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: “ Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái và môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về Văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của nghành du lịch”. Nhờ được sự quan tâm đúng đắn, kịp thời ấy đã tạo điều kiện ban đầu cho sự phát triển du lịch với mục tiêu đưa du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Đông Nam của Đồng Bằng Bắc Bộ, có diện tích là:1.420 km2, dân số: gần 1 triệu người. Ninh Bình là một tỉnh sở hữu nguồn Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đầy hấp dẫn. Không chỉ nổi tiếng với Tam Cốc – Bích Động, được mệnh danh là” Nam Thiên Đệ Nhị Động”. Ninh Bình còn hấp dẫn du khách bởi các quần thể Du lịch kỳ thú và những địa danh như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Suối nước nóng Kênh Gà, khu Du lịch sinh thái ngập nước Vân Long, động Vân Trình, nhà thờ đá Phát Diệm, Động Mã Tiên Một năm trở lại đây, với việc xây dựng, phát triển khu du lịch Tràng An thì Du lịch Ninh Bình thật sự khởi sắc với định hướng phát triển kinh tế bằng con đường Du lịch.
Khu du lịch Tràng An nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Ninh Bình,thuộc địa phận của các xã: Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Hải (của huyện Hoa Lư); xã Gia Sinh (của huyện Gia Viễn); phường Tân Thành (của thành phố Ninh Bình). Tổng diện tích là: 1.566 ha. Trong đó, diện tích núi và rừng đặc dụng giao để quản lý là: 980 ha. Khu du lịch Tràng An đã và đang được thừa nhận là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn vào bậc nhất của nước ta hiện nay. Đến nơi đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, một quần thể hang động kỳ thú giống như một: “ Hạ Long trên cạn” với những dải đá vôi, thung lũng, sông ngòi hoà quyện vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo, kỳ bí mà còn được về lại với những dấu ấn lịch sử của đất và người nơi đây được tạo dựng trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, các tiềm năng du lịch tại đây khi đưa vào khai thác và phục vụ du lịch vẫn còn nhiều bất cập và chưa xứng với tiềm năng vốn có.
Vì những lý do trên, cộng với tình cảm đặc biệt của tác giả đối với quê hương Ninh Bình mà tác giả đã chọn đề tài:
“Tìm hiểu Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) phục vụ phát triển du lịch”.
Làm đề tài nghiên cứu cho Khoá luận của mình, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của du lịch Ninh Bình (nếu đề tài được phê duyệt).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích là đánh giá đúng tiềm năng phát triển và thực trạng của hoạt động du lịch ở khu du lịch Tràng An. Từ đó, đưa ra được giải pháp nhằm phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu tổnh quan về du lịch và tài nguyên du lịch
+ Nghiên cứu tài nguyên du lịch và thực trạng của hoạt động du lịch tại khu du lịch Tràng An
+ Đề suất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu du lịch Tràng An
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cửutonh phạm vi khu du lịch Tràng An, với tổng diện tích là:1566 ha. Thuộc địa phận các xã: Trường Yên, Ninh Hải, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư); Gia Sinh (huyện Gia Viễn); Ninh Nhất, phường Tân Thành (thành phố Ninh Bình).
Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên du lịch và thực trạng của hoạt động du lịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thông tin về đối tượng nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên cần phải được phân loại, so sánh và chọn lọc kỹ. Đây là phương pháp giúp nhận rõ những thông tin xác thực và cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng lại là công việc bắt buộc đối với mỗi đề tài nghiên cứu. Việc có mặt tại thực địa, quan sát trực tiếp và phỏng vấn những người có trách nhiệm các vấn đề có liên quan tới đề tài là rất cần thiêt. Để từ đó bổ xung cho lý luận được hoàn chỉnh. Là cơ sở đánh giá ban đầu và thẩm định lại trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó giúp đề ra các giải pháp hợp lý và khả thi.
4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh
Đây là phương pháp chính được sử dụng để xử lý tư liệu sau khi thu thập được từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Đây là phương pháp giúp cho việc đề suất các dự án, các định hướng, các chiến lược phát triển và triển khai quy hoạch các dự án mang tính khoa học và đạt hiệu quả cao.
4.4. Phương pháp bản đồ
Trong Khoá luận có sử dụng một số Bản đồ chức năng để nghiên cứu, bao gồm: Bản đồ du lịch Ninh Bình; Bản đồ quy hoạch khu du lịch Tràng An, Bản đồ quy hoạch khu trung tâm của khu du lịch Tràng An
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài giúp thấy rõ được tiềm năng, thực trạng của hoạt động du lịch ở Tràng An, với những thuận lợi và hạn chế. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục khó khăn góp phần thúc đẩy khu du lịch Tràng An phát triển được bền vững, lâu dài, đúng tiềm năng.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết kuận, phần Tài liệu tham khảo, Phụ lục. Nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 Chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương II: Tiềm năng du lịch của khu du lịch Tràng An - Ninh Bình
Chương III: Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tại khu du lịch Tràng An.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1.DU LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 5
1.1.1.Khái niệm về Du lịch 5
1.1.2.Tác động của hoạt động du lịch lên tài nguyên và môi trường tự nhiên: 6
1.1.2.1.Tác động tích cực: 6
1.1.2.2.Tác động tiêu cực . 7
1.1.3.Tác động của hoạt động du lịch lên môi trường kinh tế - xã hội: 7
1.1.3.1. Tác động tích cực: . 7
1.1.3.2. Tác động tiêu cực: . 8
1.2.TÀI NGUYÊN DU LỊCH 9
1.2.1.Quan niệm về Tài nguyên Du lịch: 9
1.2.2.Đặc điểm của Tài nguyên du lịch: . 10
1.2.3.Các loại Tài nguyên du lịch: 11
1.2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên . 11
1.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . 14
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa cuả Tài nguyên du lịch: 17
1.2.4.1. Vai trò của Tài nguyên du lịch 17
1.2.4.2. Ý nghĩa của Tài nguyên du lịch . 18
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH TRÀNG AN . 20
2.1. ĐÔI NÉT VỀ TỈNH NINH BÌNH . 20
2.2.1.Khái quát về Khu du lịch Tràng An 27
2.2.2.Điều kiện tự nhiện và Tài nguyên du lịch tự nhiên: . 29
2.2.2.1. Địa hình – địa mạo: 29
2.2.2.2. Khí hậu . 31
2.2.2.3. Thuỷ văn 32
2.2.2.4. Tài nguyên sinh vật 33
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội và Tài nguyên du lịch nhân văn 35
2.2.3.1. Điều kiện Kinh tế - xã hội . 35
2.2.3.2. Các giá trị di khảo cổ học: 36
2.2.3.4.Làng nghề truyền thống: 42
2.2.3.5. Ẩm thực: . 42
2.2.4. Các giá trị độc đáo của Khu du lịch Tràng An . 43
2.2.4.1. Một số cảnh quan độc đáo: . 43
2.2.4.2.Các di tích Lịch sử - Văn hoá: 48
Tiểu kết Chương II: 57
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊCH 59
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH TRÀNG AN 59
3.1.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch 59
3.1.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 59
3.1.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật: . 61
3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực 62
3.1.3. Thực trạng công tác quản lí du lịch 63
3.1.4. Đầu tư cho hoạt động du lịch . 64
3.1.5. Thực trạng khai thác các giá trị của Khu du lịch Tràng An: . 66
3.1.6. Thực trạng Khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch 66
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 69
3.2.1. Tăng cường đầu tư xây dựng Cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở
hạ tầng . 69
3.2.1.1. Về công tác quy hoạch: . 69
3.2.1.2. Về công tác xây dựng 70
3.2.1SS.3. Về công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư . 73
3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực . 74
3.2.3. Đẩy nhanh hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch: . 76
3.2.4. Đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung: 77
3.2.5 Xây dựng các Chương trình du lịch (Tour) đến Tràng An . 78
3.2.5.1. Tour nội tỉnh: 78
3.2.5.2.Tour liên tỉnh . 79
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 2261
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17