Mã tài liệu: 211590
Số trang: 74
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 863 Kb
Chuyên mục: Triết học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI. Những diễn biến quốc tế phức tạp, khôn lường trong những thập niên của đầu thế kỷ này đã tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta. Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận định:
“Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh”[9,64]
Việt Nam từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước đã và đang tạo ra những biến đổi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, tới chính trị Nền kinh tế của nước ta đã và đang diễn ra những biến đổi lớn. Nếu như trước đây chỉ có hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể thì nay là một nền kinh tế nhiều thành phần như: Kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Sự thay đổi các thành phần kinh tế nêu trên tạo sự thay đổi trong cơ cấu đội ngũ công nhân trên nhiều phương diện, từ số lượng công nhân trong các thành phần kinh tế, tới trình độ tay nghề, đời sống, việc làm, ý thức chính trị .
Ngày nay, xu hướng hội nhập quốc tế, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đối với cách mạng nước ta có những thuận lợi cơ bản, tạo điều kiện cho chúng ta thu hút các nguồn lực từ bên ngoài: vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thực hiện sự kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thực hiện hội nhập cũng là cơ hội tốt để thực hiện sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động, tham gia các hợp đồng xuất khẩu, đồng thời nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minh sáng chế mà đất nước ta chưa có nhằm tiếp cận với nền khoa học công nghệ hiện đại, tranh thủ thời cơ “đi tắt đón đầu” để phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là cơ hội tốt để giai cấp công nhân Việt Nam có điều kiện học tập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, trình độ tổ chức quản lý. Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng đặt cách mạng nước ta trước những thách thức không thể xem thường: trình độ văn hoá, ngoại ngữ, tin học, trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, tính tổ chức, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp còn những bất cập trước những đòi hỏi cao của quy trình sản xuất gắn với khoa học, công nghệ tiên tiến.
Đứng trước những thách thức của thời đại, Việt Nam từ một nền sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, muốn vượt qua thách thức phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định :
“ Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghiệp, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sư phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học tạo ra năng suất lao động xã hội cao”[7,42]
Muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta cần phải tiến hành nhiều việc, quan trọng nhất là phải xây dựng công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng,
có trình độ học vấn, tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình
Hoà chung với đất nước, là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân Thái Bình bên cạnh những đặc điểm chung của giai cấp công nhân cả nước, còn có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù của một tỉnh nông nghiệp, hạn chế về mặt số lượng và chất lượng, lại chiếm tỷ lệ thấp trong dân cư của Tỉnh, có trình độ khoa học công nghệ thấp hơn so với nhiều khu vực trong cả nước. Tuy có những đặc điểm đó, nhưng đội ngũ công nhân Thái Bình đã phát huy được những truyền thống tốt đẹp, bản chất cách mạng của quê hương, của giai cấp công nhân việt Nam đã góp phần cùng nhân dân Thái Bình thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng trong thời gian qua.
Để phát huy nhân tố con người, nhất là đội ngũ công nhân, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khai thác sử dụng có hiệu quả các tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ công nhân Thái Bình, qua đó đề xuất những giải pháp chủ yếu từng bước củng cố và phát triển đội ngũ công nhân của Tỉnh góp phần đẩy lùi các nguy cơ mà trước hết là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các tỉnh trong cả nước là một việc làm rất cấp thiết hiện nay. Do đó tôi chọn vấn đề: “ Xây dựng đội ngũ công nhân Thái Bình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tỉnh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của luận văn
Trong những năm gần đây xung quanh vấn đề giai cấp công nhân đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và đã có nhiều công trình được công bố như:
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển của giai cấp công nhân” của PGS Cao Văn Lượng (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
“Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS.TS Dương Xuân Ngọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.
“ Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI” của Viện Công nhân và Công đoàn, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội 2002.
“ Một số vấn đề cơ bản về xây dựng và phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Viện nghiên cứu Công nhân và Công đoàn, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội 2004.
Một số bài viết đã được đăng ở các tạp chí chuyên ngành như:
“ Để giai cấp công nhân tiếp tục đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Hoàng Trung Hải, Tạp chí Cộng sản số 4+5 tháng 12/2003 trang 55.
“ Đội ngũ công nhân Thái Bình thực trạng và giải pháp”của Nguyễn Đức Hợp, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số tháng 3/1997 trang 19.
“ Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Khổng Doãn Hợi, Tạp chí Cộng sản số 3 tháng 2/1998 trang 27.
“ Trí thức hoá giai cấp công nhân nước ta hiện nay” của Cù Thị Hậu, Tạp chí Cộng sản số 13 tháng 7/2001 trang 8
Những công trình trên đã khảo sát thực tế trình độ và phân tích thực trạng giai cấp công nhân trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời đưa ra những kiến nghị và giải pháp để xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh.
Tuy các công trình đó có quy mô và khảo sát ở các tỉnh khác nhau, song có những điểm chung là: Khẳng định vai trò của đội ngũ công nhân nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và sự cần thiết xây dựng phát triển giai cấp công nhân về mọi mặt.
Cùng với các công trình trên, có nhiều bài viết đề cập gián tiếp tới vấn đề mà đề tài nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Thông tin lý luận chủ nghĩa xã hội- lý luận và thực tiễn .
Những công trình và bài viết trên được tác giả luận văn nghiên cứu, kế thừa và vận dụng trong khi thực hiện luận văn của mình.
Vấn đề này cũng đã có một số tác giả nghiên cứu, song qua luận văn tác giả muốn làm rõ hơn thực trạng đội ngũ công nhân Thái Bình để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân – lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tỉnh .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích: Làm rõ thực trạng đội ngũ công nhân Thái Bình từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân Thái Bình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tỉnh.
* Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
Nêu lên yêu cầu xây dựng đội ngũ công nhân Thái Bình
Chỉ ra thực trạng của đội ngũ công nhân Thái Bình.
Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân Thái Bình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu đội ngũ công nhân Thái Bình hiện nay. Do khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu thực trạng công nhân Thái Bình trong một số năm gần đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giai cấp công nhân.
* Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp các phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp cụ thể của xã hội học như thống kê, so sánh .
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn sự cần thiết, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, đội ngũ công nhân Thái Bình nói riêng ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Lụân văn đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân Thái Bình đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tỉnh.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
* Về lý luận: Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề giai cấp công nhân và những yêu cầu xây dựng đội ngũ công nhân trong giai đoạn hiện nay .
* Về thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra các chính sách xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh. Các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức Công đoàn có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn trong việc xây dựng đội ngũ công nhân ở cơ sở mình cho phù hợp với yêu cầu hiện naycủa Thái Bình
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương với 7 tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 193
👁 Lượt xem: 1082
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 820
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 52
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16