Mã tài liệu: 129870
Số trang: 172
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Chúng ta đều biết, tư tưởng về con người của triết học Mác - Lênin được hình thành trên cơ kế thừa biện chứng những tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Với tư tưởng khoa hoc, đúng đắn về con người, triết học Mác - Lênin đã khẳng định vai trò cải tạo thế giới, sứ mệnh làm nên lịch sử của con người. Trong tư tưởng khoa học và cách mạng ấy, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của lịch sử. Bản chất nhân đạo, mục tiêu cao cả, thước đo nhân văn của sự phát triển xã hội là phát triển vì con người, đưa con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do.
Cùng với đó, triết học Mác - Lênin còn khẳng định rằng, để có những con người phát triển toàn diện, cần phải có một nền kinh tế phát triển cao, một nền văn hóa tiên tiến, một nền khoa học - kỹ thuật hiện đại, một nền giáo dục phát triển. Việc tạo ra những thành tựu kinh tế - xã hội đó không những là điều kiện để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là điều kiện duy nhất để tạo ra những con người phát triển toàn diện; trong đó, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
Những quan điểm trên của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã được thực tiễn hơn một thế kỷ qua chứng minh tính đúng đắn của nó. Song, ngày nay, đứng trước sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và quan niệm về con người của triết học Mác - Lênin nói riêng đang bị tấn công từ nhiều phía. Những kẻ chủ trương xét lại chủ nghĩa Mác cho rằng, tư tưởng giải phóng con người của triết học Mác đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, một chiều và không tưởng; rằng, học thuyết Mác đã bị những người kế tục làm cho xơ cứng, trở thành cái không thể vận dụng và phát triển phù hợp với thời đại mà khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang tiến nhanh như vũ bão; rằng, triết học Mác đã bị giáo điều hóa, học thuyết Mác về con người bị khủng hoảng, ngừng trệ; rằng, do chỉ do chú ý đến con người trong đấu tranh giai cấp mà chưa chú ý đến con người cá nhân, con người với tư cách là chủ thể sáng tạo, nên quan niệm của triết học Mác về con người đã bộc lộ nhiều bất cập, trở thành cái mang tính áp đặt, giả tạo và duy ý chí, v.v.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1;những quan Điểm cơ bản của triết học mác - Lênin về con người
Chương 2:Công Nghiệp HóA, Hiện đại HóA và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm triết học mác - lênin về con người
Chương 3:Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 1123
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 837
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16