Mã tài liệu: 211583
Số trang: 57
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 620 Kb
Chuyên mục: Triết học
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để đưa nước ta trở thành một nước tiên tiến nhanh chóng hoà nhập vào dòng tiến hoá chung của nhân loại, chúng ta chỉ có một con đường là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đảng ra cũng xác định rằng để thực hiện được những mục tiêu của sự nghiệp đổi mới, không chỉ bằng nhiệt tình và lòng dũng cảm như trước đây mà cần phải phát huy hoạt động trí tuệ và tài năng sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân.
Đội ngũ trí thức là đại biểu tập trung cho trí tuệ dân tộc. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta thì trí thức tham gia trực tiếp và chủ yếu vào nâng cao dân trí, là bộ phận nguồn lực khoa học kỹ thuật, trí thức góp phần lớn lao vào việc phát triển lực lượng sản xuất.
Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên không phải mọi cấp, mọi người dân hay một bộ phận không nhỏ trí thức chưa nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đây là một thực trạng đã và đang tồn tại ở nước ta.
Vì vậy, để làm rõ hơn vai trò của đội ngũ trí thức là một nhân tố cơ bản trong việc thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, em xin chọn đề tài “Đội ngũ trí thức Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tầm quan trọng của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, lý luận, các học giả ở nước ta.
Đã có những công trình liên quan đến đề tài này được công bố
- Đỗ Mười, Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
- Phạm Tất Dong, Trí thức Việt Nam tiến và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995.
- Phan Thanh Khôi, Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, Luận án PTS triết học, Hà Nội, 1992.
- Nguyễn Thanh Tuấn : Đặc điểm và vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Luận án PTS triết học, Hà Nội, 1995.
- Ngô Đình Xây, Những yêu cầu đối với trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tạp chí Cộng sản số 27-2002.
- Phan Tất Dong, Xu thế phát triển của đội ngũ trí thức, Tạp chí Triết học số 10-1998
-Ngô Thị Phượng, Vai trò của tầng lớp trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, Luận án Ths Triết học , Hà Nội 1997
- Nguyễn Đắc Hưng, Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005
-Nguyễn Quốc Bảo, Đảng Cộng sản cầm quyền và vấn đề trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận án PTS Lịch sử, Hà Nội, 2005
-Nguyễn Văn Khánh, Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp gải phóng và xây dựng đất nước, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004
3. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận
+ Mục đích:Xác định rõ vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự ngiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Từ đó đề xuát một số giải pháp để đội ngũ này thực hiện rõ vai trò của mình.
+ Nhiệm vụ:
-Làm rõ khái niệm trí thức.
-Phân tích thực trạng của đội ngũ trí thức Việt Nam.
-Làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
+ Đề xuất một số giải pháp để đội ngũ trí thức nước ta thực hiện tốt vai trò của mình.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Khoá luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Khoá luận đã sử dụng và tham khảo số sách, báo, bài viết, luận án về vấn đề trí thức.
+ Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khoá luận là: phân tích tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, đi từ trừu tượng đến cụ thể.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khoá luận
- Góp phần nhỏ vào nghiên cứu trí thức, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn, từ những điểm rút ra trong khoá luận có thể góp phần nhận thức một cách rõ nét hơn vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
6. Kết cấu
Luận văn ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm 2 chương và 5 tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 52
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 18