Mã tài liệu: 238146
Số trang: 4
Định dạng: docx
Dung lượng file: 23 Kb
Chuyên mục: Triết học
[FONT="][FONT="]
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tác động của nó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá dẫn đến nhiều nguy cơ mà trong bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ, do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay.
Ngày nay, toàn cầu hoá không còn là hiện tượng mới mẻ; nó là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không, cũng đều chịu sự tác động của nó. Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình toàn cầu hoá tạo cho chúng ta những thời cơ thuận lợi, có thể “đi tắt đón đầu” để phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Đó là thách thức trong việc giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Những thách thức đó bao gồm cả nguy cơ suy thoái, đặc biệt là nguy cơ suy thoái về đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay.
Toàn cầu hoá là quá trình biến các vùng, miền, các quốc gia dân tộc, những hoạt động khác nhau của các cộng đồng người từ chỗ tách rời nhau, độc lập với nhau đến chỗ gắn bó, liên kết lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, hữu cơ trên quy mô toàn thế giới.
Toàn cầu hoá đã bắt đầu từ khá sớm chứ không phải chỉ ở vài thập niên gần đây. Cách đây 158 năm, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường ”(1). Đó chính là quá trình quốc tế hoá - giai đoạn trước của toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là sự phát triển mới về chất của quá trình quốc tế hoá. Toàn cầu hoá chỉ xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX, với sự ra đời của các công ty liên quốc gia, xuyên quốc gia mang tính chất toàn cầu.
Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá. Có quan điểm cho rằng, toàn cầu hoá là xu thế khách quan mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Quan điểm khác cho rằng, toàn cầu hoá là toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, do Mỹ lũng đoạn nhằm áp đặt sự thống trị của chủ nghĩa tư bản và kinh tế Mỹ. Có thể thấy cả hai quan điểm trên đều không đúng. Toàn cầu hoá là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố chính: sự tiến bộ của khoa học và công nghệ; sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường; sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia.
Như vậy, trên thực tế, toàn cầu hoá là xu thế khách quan, là quá trình tất yếu. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Toàn cầu hoá tạo sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các quốc gia, dân tộc. Đồng thời, toàn cầu hoá tạo thêm khả năng “phát triển rút ngắn” và mang lại những nguồn lực cần thiết cho những nước đang phát triển.
Một điều không thể phủ nhận là, toàn cầu hoá thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người trên trái đất hiểu nhau hơn, có thể nắm được tình hình và cập nhật nhanh chóng mọi sự kiện. Bằng cách đó, toàn cầu hoá góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định của các dân tộc, của các quốc gia và của con người.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 187
👁 Lượt xem: 854
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 195
👁 Lượt xem: 901
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 1180
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 41
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1677
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 24