Mã tài liệu: 300586
Số trang: 68
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,689 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-VLNT018
SỐ TRANG: 68
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
------ oOo ------
Việt Nam đang trong giai đoạn tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta
đang xây dựng một nền công nghiệp hiện đại như một tiền đề để đưa Việt Nam trở thành một quốc
gia phát triển. Một nền công nghiệp được xem là mạnh, là hiện đại chỉ khi nó tạo ra được các sản
phẩm công nghiệp với chất lượng tốt. Để có được một sản phẩm công nghiệp với chất lượng tốt
nhất, ngoài các công đoạn thiết kế và gia công thì kiểm tra chất lượng sản phẩm là một công đoạn
rất quan trọng.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì có rất nhiều phương pháp khác nhau
để đánh giá chất lượng của một sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm công nghiệp. Một trong những
phương pháp đó là ứng dụng bức xạ trong kiểm tra sản phẩm công nghiệp.
Chụp ảnh phóng xạ (Radiography Testing - RT) là một trong những phương pháp kiểm tra
không phá hủy (Non-Destructive Testing - NDT). Nó là phương pháp rất hữu ích để đảm bảo cho sự
hoạt động tin cậy của thiết bị và các cụm chi tiết ở bất kì một sản phẩm công nghiệp nào. Nó hữu
dụng bởi tính đa dạng và linh hoạt, không làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của mẫu vật cần kiểm
tra. Các sản phẩm cơ khí ở cả hai giai đoạn sản xuất và sử dụng qua phương pháp kiểm tra này có
thể loại bỏ khi không đạt chất lượng yêu cầu. Kiểm tra các khuyết tật xuất hiện trong quá trình sử
dụng để tránh rủi ro tai nạn xảy ra do chính các khuyết tật này.
Xuất phát từ thực tế đó, luận văn này muốn đề cập nghiên cứu thực nghiệm một phương pháp
kiểm tra NDT bằng chụp ảnh phóng xạ với máy phát tia-X công nghiệp “RF-200EGM” hiện đang
có tại Trung tâm đào tạo – Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) để kiểm tra, giải đoán khuyết tật hàn
của một số vật liệu kim loại có cấu hình phức tạp khác nhau (dạng hình ống tròn và chữ T – là
những dạng mẫu vật cần kiểm tra thường gặp nhưng phức tạp hơn dạng tấm phẳng) trong các sản
phẩm công nghiệp. Ngoài ra, sau một thời gian hoạt động thì kích thước bia hiệu dụng của đầu phát
tia-X trong máy “RF-200EGM” có thay đổi theo hướng giảm đi, nên việc khảo sát lại để có được
kích thước chính xác hiện nay là việc làm cần thiết trong nội dung của luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm đào tạo - Viện
Nghiên cứu nạt nhân, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho đề tài một cách tận tình, chu đáo
và có khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn ThS. Nguyễn Minh Xuân, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm
Đào tạo - Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và những cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm đã trực
tiếp chỉ bảo những vấn đề mà bản thân tôi vướng mắc khi thực hiện luận văn này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 1061
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 984
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 1475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 957
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1503
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1406
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16