Mã tài liệu: 90555
Số trang: 82
Định dạng: docx
Dung lượng file: 27,341 Kb
Chuyên mục: Y đa khoa
Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng chiếm tỷ lệ 30-40%, bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Tại Pháp ung thư khoang miệng chiếm từ 11- 16% ung thư ở nam giới, khoảng 75% ung thư khoang miệng gặp ở nam giới và trong đó 18% là ung thư lưỡi [51]. Tại Mỹ hàng năm có khoảng 7100 trường hợp ung thư lưỡi mới mắc. Trên thế giới Ấn Độ là nước có tỷ lệ mắc ung thư lưỡi cao nhất [42]. Theo ghi nhận ung thư của bệnh viện K Hà Nội năm 1995-1996 cho thấy: tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng ở nam: 2,7/100000 dân/năm, ở nữ: 2,9/100000 dân/năm.
Ở hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân bệnh sinh, tuy nhiên người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: hút thuốc lá, uống rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng, nhiễm vi sinh vật, chế độ dinh dưỡng. Những tiến bộ y học gần đây cho phép con người có những hiểu biết sâu hơn về cơ chế sinh học phân tử của ung thư. Người ta đã xác định được một số gen liên quan đến ung thư lưỡi: Gen Bcl-2, Bax, P53 [35], [29], [39], [45].
Về điều trị, khoảng từ cuối những năm 1940, đầu năm 1950 việc điều trị ung thư lưỡi bằng xạ trị vẫn được coi là phương pháp thích hợp nhất. Sau đó với tiến bộ về kỹ thuật phẫu thuật, người ta coi phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên đối với ung thư lưỡi. Ở giai đoạn I, II điều trị bằng phẫu thuật cắt lưỡi bán phần hoặc trị xạ. Ở nước ta trước đây điều trị ung thư lưỡi giai đoạn I, II chủ yếu bằng phẫu thuật đơn thuần hoặc phẫu thuật kết hợp xạ trị. Theo Nguyễn Đức Lợi thời gian sống thêm 5 năm giai đoạn T1 và T2 là 62,7% và tỷ lệ tái phát tại chỗ là 10,8% [9]. Theo Decroix, tỷ lệ sống thêm 5 năm với T1 là 80%, T2 là 56% [24]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi [9] tỷ lệ di căn hạch âm thầm là 27,3% (tỷ lệ di căn hạch vi thể với những trường hợp không sờ thấy hạch trên lâm sàng). Theo nghiên cứu của Shabbir Athtar [38], tỷ lệ di căn hạch âm thầm ở giai đoạn I là 28%, còn ở giai đoạn II là 34%. Các nghiên cứu về ung thư lưỡi nói chung đều nhận định rằng việc tái phát u và hạch sẽ làm khó khăn cho việc điều trị tiếp theo và làm giảm thời gian sống thêm. Và nguyên nhân gây tử vong là do tiến triển tại chỗ, vì vậy kiểm soát tại chỗ là vấn đề cần quan tâm trong điều trị ung thư lưỡi.
Nội dung tóm tắt
Chương 1: tổng quan tài liệu
Chương 2: đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: kết quả nghiên cứu
Chương 4: bàn luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1182
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1380
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1106
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1208
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 1094
⬇ Lượt tải: 20