Mã tài liệu: 220268
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 198 Kb
Chuyên mục: Y Dược
Đặt vấn đề
Chứng rối loạn lipid máu (RLLPM) từ lâu đã được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển của bệnh vữa xơ động mạch. Bệnh vữa xơ động mạch (VXđM) là “kẻ thù số 1” của những người cao tuổi, nó gây ra các biến chứng nặng nề như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não . là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở người lớn tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh VXđM ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. ở Mỹ trong số tử vong do bệnh tim mạch có tới 42,5% tử vong do VXđM. Theo dự đoán đến năm 2020 các bệnh tim mạch đặc biệt là VXđM sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới [21,43].
ở Việt Nam, VXđM trước đây ít gặp, xong cho đến nay theo Nguyễn Lân Việt tại Viện Tim mạch Việt Nam, số bệnh nhân bị bệnh động mạch vành trên tổng số bệnh nhân nhập viện tăng lên theo từng năm; Năm 1991: 3%; năm 1996: 6,1%; năm 2001 : 9,5%. Theo nhịp độ phát triển của xã hội, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, số người mắc bệnh tim mạch có liên quan đến VXđM ngày càng tăng, ảnh hưởng rõ rệt đến sức lao động, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người.
Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định, nếu điều trị có hiệu quả hội chứng rối loạn lipid máu sẽ làm hạn chế sự phát triển của bệnh VXđM và ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch .
Y học hiện đại đã đi sâu và nghiên cứu lĩnh vực này, đã tìm ra nhiều loại thuốc có tác dụng làm giảm lipid máu. Phổ biến nhất là thuốc thuộc nhóm Fizbrat ( Bezafibrat, Fenofibrat, Gemgibrozil .), nhóm Statin (Fluvastatin, Lovastatin, Pravastatin, .). Các thuốc này đều có hiệu lực nhất định và dễ gây nhiều tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hoá, ngứa, nổi mẩn, tăng men gan, đau cơ, tăng tỷ lệ sỏi mật, không dùng được cho các bệnh nhân bị bệnh gan, thận, loét dạ dày tá tràng .[9; 18; 37]. Mặt khác giá thành thuốc khá cao không phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân.Y học cổ truyền (YHCT) đã sử dụng nhiều biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để điều chỉnh hội chứng RLLPM và đã đạt được những kết quả đáng chú ý. Các kết quả nghiên cứu cho thấy hội chứng RLLPM với chứng “Đàm” của YHCT có nhiều điểm tương đồng và khi điều trị chứng đàm có hiệu quả thì các xét nghiệm lipid máu cũng thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Vì vậy YHCT coi phương pháp chữa “Đàm” là một trong những phương pháp chính để điều chỉnh hội chứng RLLPM [2; 3; 16; 21].
Chế phẩm Mecook là một vị thuốc kinh nghiệm được Khoa Dược - Viện Y học cổ truyền Quân đội tinh chế từ cây Mecook. Đây là một vị thuốc kinh nghiệm được dùng trong dân gian, không độc và rất sẵn có, giá thành rẻ.
Theo kinh nghiệm trong dân gian thì Mecook có tác dụng làm giảm lipid máu. Với hy vọng góp phần nghiên cứu một vị thuốc điều trị hội chứng rối loạn chuyển hoá lipid máu. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Mecook trong điều trị hội chứng RLLPM nguyên phát thông qua một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc.
Mục lục
Trang
Đặt vấn đề . 1
Chương I. Tổng quan tài liệu . 3
1.1. Hội chứng rối loạn lipid máu . 3
1.1.1. Đại cương về lipid máu 3
1.1.2. Phân loại hội chứng rối loạn lipid máu 6
1.1.3. Hội chứng rối loạn lipid máu và bệnh vữa xơ động mạch 7
1.1.4. Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu 9
1.2. Hội chứng rối loạn lipid máu theo quan niệm của y học cổ truyền . 10
1.2.1. Đặc điểm của chứng đàm . 10
1.2.2. Sự tương đồng giữa chứng đàm và hội chứng rối loạn lipid máu 12
1.2.3. Phương pháp trị đàm 13
1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của thuốc y học cổ truyền điều trị hội chứng rối loạn lipid máu
15
1.3.1. Nghiên cứu độc vị . 15
1.3.2. Nghiên cứu bài thuốc . 17
1.4. Thuốc Mecook 18
Chương II. chất liệu - Nguyên vật liệu, đối tượng
và phương pháp nghiên cứu .
20
2.1. Chất liệu nghiên cứu 20
2.2. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 21
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.4. Chỉ tiêu theo dõi 23
2.4.1. Về lâm sàng 23
2.4.2. Về cận lâm sàng 24
2.5. Phương pháp đánh giá kết quả . 25
2.5.1. Về lâm sàng 25
2.5.2. Về cận lâm sàng 25
2.6. Phương pháp xử lý số liệu . 26
Chương III. Kết quả nghiên cứu 28
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu . 28
3.1.1. Đặc điểm chung 28
3.1.2. Đặc điểm về tuổi và giới 29
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân ở 2 nhóm . 30
3.1.4. Đặc điểm về chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) 31
3.1.5. Đặc điểm về chỉ số huyết áp của bệnh nhân nghiên cứu 33
3.1.6. Đặc điểm về hội chứng tăng lipid máu . 34
3.2. Kết quả điều trị trên các triệu chứng lâm sàng 35
3.2.1. Kết quả các biến đổi về chỉ số nhân trắc 35
3.2.2. Kết quả thay đổi huyết áp trước và sau điều trị 36
3.2.3. Thay đổi triệu chứng cơ năng sau quá trình điều trị . 40
3.2.4. Thay đổi các triệu chứng lâm sàng khác theo y học cổ truyền . 43
3.3. Kết quả điều trị trên các chỉ tiêu cận lâm sàng 46
3.3.1. Sự thay đổi một số thành phần lipid máu sau 30 ngày điều trị . 46
3.3.2. Sự thay đổi cholesterol máu giữa 2 nhóm 47
3.3.3. Sự thay đổi triglycerid máu giữa 2 nhóm . 48
3.3.4. Sự thay đổi LDL – C giữa 2 nhóm . 49
3.3.5. Sự thay đổi HDL – C giữa 2 nhóm . 50
3.3.6. Sự thay đổi tỷ số CT/ HDL – C giữa 2 nhóm . 51
3.3.7. Sự thay đổi cụ thể từng thành phần lipid máu 52
3.3.8. Hiệu quả điều trị của Mecook lên các thành phần lipid máu
ở hai giới nam và nữ
56
3.4. Hiệu quả điều trị theo các tiêu chuẩn đánh giá 58
3.5. Kết quả điều trị trên các chỉ tiêu cận lâm sàng khác 61
3.6. Những biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị . 62
Chương IV. Bàn luận . 63
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 63
4.1.1. Giới tính và tuổi . 63
4.1.2. Nghề nghiệp 64
4.1.3. Yếu tố nguy cơ 65
4.1.4. Chứng rối loạn lipid máu . 67
4.2. Hiệu quả điều trị của thuốc Mecook trên các triệu chứng lâm sàng 68
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 68
4.2.2. Triệu chứng thực thể 72
4.3. Hiệu quả điều trị của thuốc Mecook trên các triệu chứng cận lâm
sàng .
75
4.3.1. Lên các thành phần lipid máu 75
4.3.2. Các xét nghiệm khác . 77
4.4. Phân tích đánh giá chung về viên Mecook 77
4.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc 79
Kết luận 80
Kiến nghị . 80
Tài liệu tham khảo
Danh sách bệnh nhân nghiên cứ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 953
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 1038
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1651
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 19