Mã tài liệu: 296573
Số trang: 13
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 160 Kb
Chuyên mục: Y Dược
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá tính khả thi và những ưu điểm của phẫu thuật triệt để, mộtthì trong điều trị bệnh Hirschsprung ở trẻ sơ sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu trên 87 bệnh nhân bệnh Hirschsprung sơ sinh được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 1 bằng phương pháp hạ đại tràng qua ngả hậu môn từ tháng 1/2006 đến tháng
12/2008. Ghi nhận và phân tích các dữ kiện lâm sàng, cận lâm sang để chẩn đoán, thuận lợi và khó khăn trong lúc mổ, kết quả sau mổ và biến chứng.
Kết quả: 87 bệnh nhi với tuổi phẫu thuật trung bình là 20,45 (7 đến 28 ngày). Thời gian phẫu thuật trung bình là 53,38 phút. Thời gian hậu phẫu trung bình5,16 ngày. Thời gian theo dõi trung bình 20,17 tháng. Không có biến chứngnặng và chức năng đi tiêu cải thiện dần theo thời gian.
Kết luận: Phẫu thuật triệt để một thì điều trị bệnh Hirschsprung cho trẻ sơ sinhcó thể thực hiện một cách dễ dàng, an toàn và mang lại kết quả khả quan.
Từ khóa: bệnh Hirschsprung, phẫu thuật triệt để một thì, hạ đại tràng qua ngả hậu môn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Hirschsprung là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc ruột ở trẻ emError! Reference source not found.Error! Reference source not found.Error! Reference source not found.Error! Reference source not found.. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Những năm gần đây,
quan điểm về điều trị có sự thay đổi đáng kể. Do có nhiều ưu điểm cũng như nhờ những tiến bộ của gây mê hồi sức mà phẫu thuật sớm, một thì đã dần thay thế phẫu thuật nhiều thì. Từ năm 2002, hạ đại tràng qua ngả hậu môn đã được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và gần đây áp dụng trong điều trị bệnh Hirschsprung ở sơ sinh. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật qua đó cho thấy những ưu, khuyết điểm của phương pháp phẫu thuật này trong điều trị bệnh
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi sơ sinh chẩn đoán bệnh Hirschsprung, được hạ đại tràng qua ngả hậu môn từ 1/1/2006 đến 31/12/2008 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả. Thời gian nghiên cứu: 1/1/2006-30/06/2009.
Cách tiến hành
Phương pháp phẫu thuật
H1. Banh hậu môn bằng Lone Star, bóc tách khoang dưới niêm mạc và mở cổlồng thanh-cơ trực tràng
H2. Triệt mạch máu mạc treo đại tràng và hình ảnh hậu môn sau hoàn tất phẫuthuật
Các dữ kiện trong lúc mổ: Tuổi, thời gian mổ, chiều dài đoạn ruột bệnh lý,chiều dài đoạn ruột cắt bỏ, vị trí cắt, có hay không có truyền máu trong mổ.
Hậu phẫu sớm: Hct sau mổ, giải phẫu bệnh, thời gian bắt đầu cho ăn đườngmiệng hoàn toàn, thời gian nằm viện, các biến chứng.
Khi tái khám: ghi nhận chức năng đi tiêu và biến chứng muộn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 1033
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 774
⬇ Lượt tải: 17