Mã tài liệu: 295545
Số trang: 22
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 164 Kb
Chuyên mục: Y Dược
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của trẻ sơsinh bị tăng áp phổi.
Phương pháp: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: 61 trường hợp trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi được chẩn đoán bằng siêu âm doppler màu tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 9-2007 đến tháng 7-2008 cho thấy: tỉ lệ TAP có liên quan tim là 36%, không liên quan tim là 64%, nguyên nhân liên quan tim thường là thông liên thất, thông liên nhĩ. Tăng áp phổi đa số gặp ở trẻ đủ tháng, trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, tuổi thai, CNLS, tiền căn sản khoa không liên quan với tăng áp phổi. Dị tật bẩm sinh đi kèm thường gặp ở nhóm liên quan tim. Khởi phát bệnh sớm và biểu hiện suy hô hấp nặng ở nhóm TAP không liên quan tim cao hơn nhóm TAP liên quan tim (56% so với 27%). Trong nhóm TAP liên quan tim tỉ lệ viêm phổi/sepsis là 73%, trong nhóm không liên quan tim tỉ lệ này là 43%. Đa số trẻ phải hỗ trợ hô hấp với nhiều mức độ: oxy qua canula, CPAP, thở máy với ghi nhận thông số thở máy ở nhóm TAP không liên quan tim cao hơn.
Kết luận: Tăng áp phổi là bệnh hiếm gặp nhưng biểu hiện suy hô hấp sớm ở trẻ sơ sinh do đó cần phải có thái độ đúng đắn để có can thiệp sớm và điều trị đặc hiệu.
ABSTRACT
Objective: to describe epidermiologic, clinical charateristics and results in management of pulmonary hypertension in neonates.
Methods : prospective study and case series.
Results: Specimens of 61 neonates of pulmonary hypertension were diagnosed by color doppler echocardiography showed that: the rate of pulmonary hypertension associated with congenital heart disseases(PHCD) was 36%, and pulmonary hypertension non-associated with congenital heart disseases (PHOCD) was 64%.The causes of congenital heart disseases were VSD, ASD. The majority of pulmonary hypertension occured in male full-term neonates. Severe respiratory failure was observed on 56 % of PHOCD and on 27 % of PHCD. The rate of pneumonia/sepsis was 73% on PHCD compared with 43% on PHNCD. Most babies were treated by oxygen: CPAP, mechanical ventilation.
Conclusion: Early treatment is important.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh là một vấn đề tuy không mới nhưng là vấn đề cần phảiquan tâm trong suy hô hấp sơ sinh. Tỷ lệ tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh là khoảng1/500 – 1/1500 trẻ sơ sinh(Error! Reference source not found.) chiếm 1% các ca nhập khoa sơ sinh, hồi sức sơ sinhVới mong muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả những đặc điểm của tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh nhằm có được một bức tranh toàn cảnh về các bệnh nhi này để việc chăm sóc, theo dõi, điều trị được tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi đã được chẩn đoán trên siêu âm tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 9-2007 đến tháng 7-2008.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi được chẩn đoán bằng siêu âm, điều trị tại bệnh viện
Nhi đồng 1 từ tháng 9-2007 đến tháng 7-2008 thoả tiêu chí chọn bệnh và loại bệnh.
+ PAPS ≥ 25 mmHg cho trẻ ≥ 1,5 kg
+ PAPS ≥ 30 mmHg cho trẻ ≥ 3 kg (Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 1100
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1274
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 192
👁 Lượt xem: 949
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 18