Mã tài liệu: 129854
Số trang: 5
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Trên văn đàn Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX xuất hiện một hiện tượng lạ: “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”. Là sản phẩm của sự nghiệp đổi mới trên lĩnh vực văn học, tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp trước hết đánh dấu cao trào đổi mới văn xuôi nghệ thuật ở nước ta vào thời điểm mà sự vận động, biến đổi của con người, x• hội, cuộc sống đ• trở nên phong phú, đa dạng và văn học không thể lạc hậu với đời sống, phải tự đổi mới. Sau nữa, chính ông đ• tạo ra sự đột phá quan trọng cho thể loại truyện ngắn. Có thể nói, “Chút thoáng Xuân Hương” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Huy Thiệp, ở đó “Cái đẹp muôn thuở được xử lí qua nghệ thuật đảo ngược hai tuyến nhân vật và được chiêm ngưỡng qua cái nhìn hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Huy Thiệp đ• mở ra một hướng mới cho thể loại truyện ngắn - chân dung sắc sảo, sâu xa nhìn từ góc độ hôm nay” (Đào huy Hiệp).
Cùng với những nhà văn lớp trước như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khắc Trường, Lê lựu…, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ có ý thức sâu sắc về nhu cầu đổi mới mà còn có khả năng đem lại những dấu ấn riêng, độc đáo. Các sáng tác của ông nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của giới nghiên cứu phê bình và của những người yêu văn học. Có lẽ, ông là tác giả được người ta bàn đến nhiều nhất chỉ trong một thời gian ngắn và dường như không có độ lùi.
Đọc “Chút thoáng Xuân Hương”, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy truyện được xây dựng theo lối kết cấu “ba trong một” mà hình tượng Xuân Hương là hình tượng xuyên suốt - một lối “kết cấu chặt chẽ về một chân dung văn hoá quá khứ”.
Truyện thứ nhất chủ yếu nói về Tổng Cóc, hình bóng Xuân Hương chỉ thoáng hiện lên trong ý nghĩ của ông.
Truyện thứ hai chủ yếu kể về ông phủ Vĩnh Tường và thế giới quan trường. Xuân Hương cũng chỉ xuất hiện như một ý niệm về sự “thấu suốt” và nỗi “cơ đơn” nghệ sĩ qua một câu nói của bà: “ Điều ấy vẫn thế…Tôi không ngờ ông tri huyện tiên tri cho cả cuộc thế thời nay đều ấy” và qua một ý nghĩa của người khác về bà: “Tất cả là nhân chứng cho sự tồn tại của một con người: nàng Xuân Hương”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem