Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
p
{mso-margin-top-alt:auto;
margin-right:0in;
mso-margin-bottom-alt:auto;
margin-left:0in;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Sau một năm tìm kiếm nhân tài làng Thơ, đúng ngày rằm tháng Chạp (Mậu Tý), Bách Việt Books đã trao giải Thơ cho Trần Tuấn với tập “Ma thuật ngón”. Thơ anh điềm đạm mà riết róng, ám ảnh. Người thơ trong Tuấn chấp nhận sự “phóng sinh từng phần thân thể” tựa lưng lên một thực tại thế giới hỗn độn, la liệt các vật chất gồm đồ vật và từng phần thân thể bị tách rời. Ở đó có “sự im lặng tuyệt đối”, “vừa chối từ một chuyến nâu”, “thân xác thì đã tan tành” và ý nghĩ vốn siêu hình cũng đang “siêu âm / câm / tìm một bờ Người khác”. Một thế giới đang mục rỗng và tăm tối. Và từ đó dẫn đến mô típ siêu thoát. Để khi đạt đến “Đỉnh rỗng” thì cũng là lúc thân thể đạt được tự do…
“Ma thuật ngón” là sự làm mới bên trong, tức là làm mới nội dung thơ. Cũng bởi thế, người đọc sẽ thấy việc trao giải Thơ Bách Việt lần đầu là “lối an toàn” nếu đặt trong tương quan so sánh với 4 tập thơ còn lại cùng vào chung kết: “Những ngọn triều nhục cảm” (Đỗ Doãn Phương), “Đêm và những khúc rời của Vũ” (Lê Vĩnh Tài), “Thức ăn của ngày hôm nay” (Đỗ Trí Vương) và “Mỗi quốc gia một thành phố của thế giới) (Nguyễn Thế Hoàng Linh). Trong đó, đặc biệt phải kể đến tập thơ “Thức ăn của ngày hôm nay”. Tác giả của nó – Đỗ Trí Vương – đang ở tuổi 18. Khi làm những bài thơ in trong tập, Vương mới chỉ 16 tuổi. Thế nhưng câu chữ đã già dặn và phá cách cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ Vương được gọi là “thức ăn tinh thần của một người viết trẻ”, hay những người viết trẻ, không kìm nén tiết chế cảm xúc, gây “sốc”, bung phá với cái thế giới ngồn ngộn ước muốn của linh hồn cũng như thể xác. Nhiều người tiếc cho Đỗ Trí Vương. Cũng có người thở phào nhẹ nhõm, vì họ băn khoăn thấy thơ Vương có nhiều “phân”, nhiều “tử cung”… quá.
Dẫu sao, giải Thơ Bách Việt sẽ bước sang một giai đoạn mới khi qua được cái ngưỡng cửa khó khăn của lần trao thứ nhất. Ít ra, nó sẽ không dừng lại ở một ý tưởng hời hợt nông cạn và sớm chết yểu của một vài cá nhân yêu Thơ nào đó. Nó sẽ lớn lên và đi tiếp. Thơ Bách Việt được dự kiến sẽ trở thành giải thưởng thường niên hấp dẫn, khi mà nhà thơ có sách được in và có thêm cả 30 triệu đồng tiền thưởng. Song hành với giải Thơ, Bách Việt công bố thêm giải thưởng giành cho văn xuôi, mà năm 2009 là hướng về Tiểu thuyết. Cuộc thi bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12. Năm nhà văn được vào chung kết sẽ được in sách, hưởng nhuận bút theo quy chế. Giải thưởng duy nhất trị giá 40 triệu đồng, trao ngày 1/3/2010. (Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại http://www.bachvietbooks.com.vn) Hội đồng thẩm định giải Văn Bách Việt gồm các nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Quang Thiều - Trưởng ban thẩm định, Lê Minh Khuê, Nguyễn Việt Hà, Trần Nhã Thụy, NPB Nguyễn Thị Minh Thái.