Mã tài liệu: 238148
Số trang: 155
Định dạng: doc
Dung lượng file: 634 Kb
Chuyên mục: Văn học
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Chữ Hán là thứ chữ viết gắn liền với dân tộc Việt Nam ta từ buổi đầu của nền độc lập. Với ý thức tự cường xây dựng một nhà nước vững mạnh và chống lại mọi âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến phương bắc, ông cha ta đã sử dụng chữ Hán và đưa nó trở thành hệ thống chữ viết chính thức của mình trong suốt cả ngàn năm lịch sử. Ngày nay, với tinh thần xây dựng một nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta không còn dùng đến chữ Hán nữa. Nhưng một nền văn hoá mới không có nghĩa là bỏ qua mọi giá trị tốt đẹp mà ông cha đã tạo dựng từ cả ngàn năm về trước mà phải giữ gìn và kế thừa những vốn quý đó. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm là một việc làm rất cần thiết.
Kho tàng tư liệu Hán Nôm trên đất nước ta hiện nay rất đa dạng và phong phú, từ những pho tư liệu khoa học-hành chính của các triều đại phong kiến cho đến những văn bản được ghi chép trên giấy tồn tại trong dân gian. Đặc biệt nhất phải kể đến mảng văn khắc được thể hiện trên các công trình kiến trúc văn hoá truyền thống. Bởi vốn tư liệu ở đây thể hiện rõ nét nhất về nguồn cội, về quê hương đất nước, về phong tục tập quán và đời sống văn hoá của con người. Vì vậy muốn hiểu rõ về những cái đó ta phải nắm được những giá trị nội dung mà người xưa đã gửi gắm. Những câu đối hay những bức hoành phi trên những đền chùa, miếu mạo không chỉ là những tâm tư tình cảm và tấm lòng của con người mà nó còn chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua thời gian cùng sự bào mòn của những yếu tố ngoại cảnh và cả sự thiếu quan tâm của con người thì vốn tư liệu này ngày càng bị mai một. Bởi vậy bên cạnh xây dựng một nền văn hoá mới phải có sự quan tâm bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hoá của dân tộc mà cha ông đã dày công tạo dựng. Đằng sau những câu chữ đó là cả tiếng lòng của tổ tiên từ ngàn xưa vọng tới, nhắc nhở chúng ta về cội nguồn xa xưa của dân tộc và là nền tảng vững chắc để tiến tới tương lai. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy vốn di sản Hán Nôm là một trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của mọi người. Đề tài "Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế" không chỉ hoàn thành một khoá luận của sinh viên trong những năm đại học mà còn mong muốn góp phần giữ gìn vốn di sản văn hoá của dân tộc, đóng góp một chút công sức của mình vào sự phát triển chung của xã hội và đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, hầu như ở địa phương nào trên phạm vi cả nước cũng có một lượng tư liệu Hán Nôm rất lớn cả về các văn bản chép tay cũng như mảng văn khắc. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có kho tàng di sản Hán Nôm phong phú và đa dạng bậc nhất. Ngoài các sách vở, tàng thư của triều đình phong kiến còn có mảng văn khắc được thể hiện trên các công trình đền đài, cung điện, lăng tẩm . và cả mảng văn khắc trên các công trình kiến trúc văn hoá trong dân gian. Trong những năm gần đây đã có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát, sưu tầm và tuyển dịch nhưng do lượng nhiều người ít nên mới chỉ thực hiện được một phần nào đó ở những địa bàn lân cận. Xã Thuỷ Dương huyện Hương Thuỷ là một vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hoá, nơi đây tồn tại một lượng văn khắc Hán Nôm dân gian rất lớn và đa dạng về chủng loại nhưng chưa được sưu tầm có hệ thống trên toàn bộ địa bàn xã, mà mới chỉ có những cuộc sưu tầm và tuyển dịch riêng về văn bia. Tấm văn bia "Lê Trọng, Văn, Đắc, Bá, Thúc, Quý tộc thủy tổ mộ bi kí" ở nhà thờ họ Lê Thúc, Bá, Trọng, Quý, đã được nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh sưu tầm và tuyển dịch trong cuốn văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế do nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành năm 2006. Còn mảng văn khắc phong phú còn lại chưa được ai thực hiện. Vì vậy với đề tài này chúng tôi đã khảo sát một cách hệ thống, cụ thể mảng văn khắc Hán Nôm trên toàn bộ địa bàn xã Thuỷ Dương và tìm hiểu những giá trị nội dung nghệ thuật chứa đựng trong đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đó là văn khắc Hán Nôm tức là các chữ Hán-Nôm được khắc, nề trên các chất liệu cứng như vữa xây, gỗ, đá, kim loại . Còn phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ khu vực xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài phải trải qua điền dã thực tế mới có thể trực tiếp tiếp cận với nguồn tư liệu và tiến hành khảo sát, sưu tầm, phiên dịch. Sau khi thu thập toàn bộ nguồn tư liệu mới có thể tiến hành sắp xếp, phân loại, đồng thời tham khảo các cách làm của những người đi trước để có thể thực hiện đề tài một cách có hệ thống, cuối cùng là phiên âm và dịch nghĩa toàn bộ nguồn tư liệu. Để dễ dàng hơn trong cách hình dung hệ thống văn khắc trên tất cả các di tích, phần hoành phi, đại tự được đóng khung (kể cả lạc khoản); phần phiên âm được in nghiêng và phần dịch nghĩa được in thường. Phần câu đối chữ Nôm chúng tôi chỉ ghi lại phần phiên âm ra quốc ngữ. Tất cả đều được sắp xếp giống như thực tế, các hoành phi câu đối được xếp từ ngoài vào trong theo đúng như hệ thống kiến trúc. Những phần chữ bị hư và mất nét chúng tôi vẫn đưa vào và để thành dấu chấm hỏi.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài có ba chương nội dung chính:
Chương 1. Một vài nét khái quát về xã Thuỷ Dương và hiện trạng văn khắc ở xã
1.1. Một vài nét khái quát về xã Thuỷ Dương
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử xã Thuỷ Dương
1.1.2. Vài nét về kinh tế, văn hoá xã hội xã Thuỷ Dương
1.2. Hiện trạng văn khắc tại xã Thuỷ Dương
Chương 2. Sưu tầm và tuyển dịch văn khắc chữ Hán tại xã Thuỷ Dương
2.1. Văn khắc ở đình
2.2. Văn khắc ở chùa
2.3. Văn khắc ở miếu, lăng
2.4. Văn khắc ở nhà thờ
Chương 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương
3.1. Giá trị nội dung
3.2. Giá trị nghệ thuậ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 957
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 155
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16