Mã tài liệu: 301291
Số trang: 50
Định dạng: rar
Dung lượng file: 290 Kb
Chuyên mục: Văn học
[FONT=Times New Roman]MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam trước cách mạng. Dư luận coi ông là kiện tướng xuất sắc của khuynh hướng “tả chân” đương thời. Xung quang Vũ Trọng Phụng đã từng có những cuộc tranh cãi nảy lửa và trong nhiều năm, ông trở thành một “vụ án văn học” nghiêm trọng kéo dài. Từ khi có công cuộc “đổi mới” trên đất nước, “vụ án” đó mới chính thức được giải tỏa và vị trí xứng đáng của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc được khẳng định dứt khoát. Người xưa đã từng nói “các cuốn sách có số phận của mình”. Rất nhiều tác phẩm vừa ra đời đã “cộm lên” trong dư luận người đọc vài ba năm, hay vài mươi năm, rồi sau đó chìm hẳn vào lãng quên dưới lớp bụi của thời gian. Với Vũ Trọng Phụng - đời văn và tác phẩm vừa buổi ra mắt đã phải hứng chịu nhiều búa rìu của dư luận. Sự “quan tâm” ấy là thước đo tài năng người nghệ sĩ nhưng đồng thời cũng là nỗi khắc nghiệt mà cuộc đời đã dành sẵn cho những số phận tài năng.
Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học độc đáo trong giai đoạn 1930 – 1945. Chỉ với chín năm cầm bút ngắn ngủi, Vũ Trọng Phụng đã để lại cho nhân loại một kho tàng vô giá về thể loại văn học như: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch… Nhưng có lẽ giữa sự phong phú và đa dạng của nhiều thể loại ông thành công nhất là tiểu thuyết.
Các tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những vấn đề của xã hội, khái quát được một phạm vi cuộc sống hết sức rộng lớn mà ta không thể tìm thấy được ở những sáng tác khác của những nhà văn cùng thời.
Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ là những tác phẩm tiêu biểu trong hệ thống sáng tác của Vũ Trọng Phụng, đã nếm trải nhiều sống gió của dư luận khác nhau, và vị trí của chúng đến nay đã được xác lập trong văn hóa nhà nước.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách toàn diện, khoa học để thực sự làm chủ di sản văn học phong phú và khá phức tạp của Vũ Trọng Phụng vẫn còn đang tiếp tục. Và trong sự nhìn lại đối với di sản văn học đó trên tinh thần đổi mới, bên cạnh những ý kiến xác đáng, còn có những ý kiến làm nảy sinh nhưng vấn đề mới cần được làm sáng tỏ.
Việc làm rõ chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ giúp chúng ta đi sâu vào tìm hiểu nội dung và giá trị của tác phẩm. Từ đó góp thêm một cách tiếp cận mới về nghiên cứu tác phẩm giúp cho người đọc và sinh viên có cách hiểu, cách cảm nhận đúng và đầy đủ hơn về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
2. lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ những sáng tác đầu Vũ Trọng Phụng đã được giới văn học và công chúng rất chú ý. Đến năm 1936, các tác phẩm Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ... của ông đã làm chấn động dư luận. Đồng thời, cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã nổ ra. Thái Phỉ, trên báo Tin Văn số 25 (ra ngày 01/09/1936) với bài Văn chương dâm uế, đã lớn tiếng cảnh cáo nhiều nhà cầm bút – rõ ràng là ám chỉ Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng đã đáp lại trong bài Thư gửi cho ông Thái Phỉ, chủ báo Tin Văn về bài “Văn chương dâm uế”, bác bỏ thẳng thừng những lời kết án của Thái Phỉ. Ít lâu sau, tờ Ngày nay của Tự Lực Văn Đoàn đăng bài Dâm hay không dâm ký tên Nhất Chi Mai, lên án đích danh Vũ Trọng Phụng với những lời lẽ nặng nề: “một nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc đen và một nguồn văn cũng đen nữa”. Vũ Trọng Phụng đã viết bài để đáp lại báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm đăng trên Tương lai ngày 25/03/1937.
Khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã có nhiều vấn đề xung quanh những tác phẩm của ông khen cũng lắm mà chê cũng nhiều. Đã nhiều người viết về tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, các ngòi bút tiểu luận đã khai thác sự tạo thành và mối tương quan giữa những nhân vật độc đáo của ông với hoàn cảnh lịch sử, xã hội.
Trong nghiên cứu phê bình văn học những năm gần đây, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình có tên tuổi đã thông qua nhiều phương tiện thông tin báo chí, phát thanh, phát biểu về tác phẩm và tác giả Vũ Trọng Phụng. Đáng Chú ý là Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng do Viện văn học và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tháng 10 - 1989, tại Văn miếu Hà Nội. Đã có hơn hai mươi bản tham luận của các Giáo sư, Tiến sĩ, Phó giáo sư, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đọc tại hội nghị, bước đầu nhận thức lại và khẳng định lại một lần nữa vị trí của nhà văn và tác phẩm trong văn học sử Việt nam.
Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu các tác giả đi trước chúng tôi nhận thấy các tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về Vũ Trọng Phụng và sự ngiệp văn chương của ông, tiếp nối thành tựu đó chúng tôi chọn đề tài “Chủ đề trong tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trong Phụng”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng.
Phạm vi
Đề tài nghiên cứu chủ đề trong ba tác phẩm Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
- Thi pháp học
- Phương pháp phân tích, thống kê
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài được kết cấu trong 3 chương:
Chương 1: Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
Chương 2: Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
Chương 3: Các yếu tố nghệ thuật thể hiện chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục của đề tài 3
NỘI DUNG 4
1.1. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng 4
1.1.1. Tiểu sử Vũ Trọng Phụng 4
1.1.2. Sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng 6
1.2. Tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 8
1.2.1. Giông tố 8
1.2.2. Số đỏ 9
1.2.3. Làm đĩ 11
Chương 2 Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 13
2.1. Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ nhìn từ góc độ đề tài 13
2.2. Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 15
2.2.1. Chủ đề về tệ nạn Xã hội 16
2.2.2. Chủ đề về đạo đức 21
2.2.3. Chủ đề về cái dâm và sự tha hóa nhân cách 25
Chương 3: Các yếu tố nghệ thuật thể hiện chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 33
3.1 Không gian, thời gian 33
3.1.1. Không - thời gian trong Số đỏ 33
3.1.2. Không - thời gian trong Giông tố 35
3.1.3. Không - thời gian trong Làm đĩ 38
3.2. Kết cấu 39
3.2.1 Kết cấu đối lập, tương phản 39
3.2.2. Kết cấu hình tượng 40
3.2.3. Kết cấu cốt truyện 42
3.3. ngôn ngữ 42
3.4. Giọng điệu 45
KẾT LUẬN 48
Tài liệu tham khảo 51
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 707
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 949
⬇ Lượt tải: 16