Mã tài liệu: 128383
Số trang: 84
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Thế kỉ XIX phong trào tìm kiếm các vùng đất mới của các nước phương Tây phát triển mạnh đã làm cho nhiều nước kém phát triển ở châu Á, châu Phi… ở các mức độ khác nhau dần dần đều phụ thuộc vào các nước phương Tây. Nước Việt Nam tuy nhỏ bé, nhưng lại nằm ở vị trí chiến lược, nhiều sản vật đã được các nhà thám hiểm, nhà truyền đạo phương Tây biết đến trước đó. Trong thế kỉ XVII, XVIII đã có nhiều nhà thám hiển và truyền đạo coi Việt Nam là một miền “đất hứa”. Nhà thám hiểm Tavernir viết: “Bắc kì đầy những tương lai và có cái địa thế rất tốt để trở nên trung tâm điểm thương mại nền thương mại quốc tế”((1), (2) Phan Trần Chúc. Bùi Viện cuộc duy tân triều Tự Đức, NXB Kiên Thiết, 1942, tr. 19. 1), còn linh mục Tissanier thì viết: “đây là xứ sở của tương lai, chóng chầy người châu Âu sẽ lưu ý đến. Xứ này, đất cát phì nhiêu, có nhiều sông ngòi rất tiện lợi cho việc giao thông, lại ở liền ngay với nước Tàu. Mấy điềm đó báo trước rằng một ngày kia Đông Kinh sẽ rất phồn thịnh và trở nên chỗ căn bản của một nên thương mại rất hoạt động”(2) … Vì thế các nước phương Tây đến xâm lược Việt Nam là điều sớm hay muộn sẽ xảy ra. Vấn đề đặt ra là xảy ra vào thời điểm nào và nước nào nhanh chân hơn?. Thật không may cho hoàng đế Tự Đức thời điểm này lại rơi vào đúng khoảng thời gian ông trị vì đất nước, để rồi Tự Đức phải gánh chịu những bi kịch của một ông vua trong thời gian còn tại vị. Mặc dù Tự Đức đã có nhiều cố gắng để gắng gượng chống lại cuộc xâm lăng này, nhưng cuối cùng ông vẫn chịu cảnh đem nhân dân và đất đai mà nhiều triều đại khai thác sinh tu bỏ hết cho giặc. Ông luôn bị ám ảnh về việc này bởi đó là tội lỗi lớn nhất với tổ tông. Thậm chí Tự Đức còn có những biểu hiện của một phương thức ứng xử tiêu cực: “thế mà không được may mắn chết, gặp được bệnh nguy cấp cho xong, mà lại thuyên giảm”((3) Tự Đức. Khiêm cung ký (Trần Đại Vinh dịch). Dẫn theo Mai Khắc ứng. Khiêm Lăng và vua Tự Đức, NXB Thuận Hoá, Huế, 2004, tr. 174. 3)…Những bi kịch của Tự Đức cũng chưa dừng lại ở đó, khi đã chết vị hoàng đế này còn phải gánh chịu những lời phê phán mạnh mẽ của hậu thế, đặc biệt là những sử gia hiện đại. “Mặc cảm” về việc Tự Đức để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp khiến cho các sử gia hiện đại coi Tự Đức là tội đồ số một của lịch sử.
Nếu như “mặc cảm” trong giới sử học về Tự Đức thể hiện ở việc thiếu khách quan trong đánh giá, thì “mặc cảm” đó còn nặng nề hơn trong giới nghiên cứu văn học. Người ta quên mất rằng Tự Đức không chỉ là một nhân vật của lịch sử, mà còn là một nhân vật của lịch sử văn học. Chỉ xét riêng về mặt số lượng (600 bài văn, 4000 bài thơ chữ Hán, và hàng trăm bài thơ Nôm) Tự Đức cũng xứng đáng là một danh gia của lịch sử văn học dân tộc giai đoạn nay. Về mặt nội dung và nghệ thuật, do chưa được chú tâm nghiên cứu, tìm hiểu nên người ta cũng chưa nhận thức đầy đủ các giá trị của khối lượng thơ văn này. Cũng do đó mà một bộ phận quan trong không thể bỏ qua trong việc tìm hiểu, đánh giá về Tự Đức lâu nay đã bị bỏ qua. Việc tìm hiểu thơ văn Tự Đức được đặt ra cấp bách, nó không những cho phép tìm ra những đóng góp của Tự Đức cho lịch sử văn hoá, văn học dân tộc, mà còn tránh được những đánh giá thiếu khách quan về vị hoàng đế được coi là “hay chữ và học vấn hàm súc nhất đời” này. Đây là lí do chúng tôi chọn thơ văn Tự Đức là đối tượng để tìm hiều.
Tình hình dịch thuật, phiên âm, chú giải thơ văn Tự Đức hiện nay là trở ngại cho tham vọng muốn tìm hiểu toàn bộ sự nghiệp thơ văn Tự Đức của chúng tôi. Trong điều kiện về tư liệu, và cũng phù hợp với khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp bậc đại học chúng tôi chọn và khảo sát tập thơ Ngự chế Việt sử tổng vịnh.
Tuy là một tập thơ nhỏ trong khối lượng tác phẩm đồ sộ của thơ văn Tự Đức, nhưng Ngự chế Việt sử tổng vịnh là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp thơ văn Tự Đức. Tập thơ không chỉ là tập thơ hay về mặt nghệ thuật, Tự Đức có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể tài vịnh sử, mà còn do đặc trưng của thể tài vịnh sử nên nội dung của tác phẩm này có mối quan hệ mật thiết với công việc trị vì và hoàn cảnh đất nước thời kì Tự Đức trị vì - đây chính là tác phẩm quan trọng để tìm hiểu tư tưởng của Tự Đức. Vì thế Ngự chế Việt sử tổng vịnh là một bộ phận không thể bỏ qua cho những ai muốn đi vào tìm hiểu thơ văn Tự Đức.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 : Vài nét về Ngự chế Việt sử tổng vịnh
Chương 2 : Sử quan của Tự Đức với lịch sử dân tộc trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh
Chương 3 : Vài nét về mối quan hệ giữa Ngự chế Việt sử tổng vịnh với công việc trị vì của Tự Đức
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1362
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 892
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 16