Mã tài liệu: 128981
Số trang: 14
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Trong lãnh đạo đấu tranh, Hồ Chủ Tịch luôn luôn nhắc nhở: “Chúng ta đem tinh thần mà thắng vật chất”. Điều đó không mảy may có tính chất duy tâm, cũng không phải là một khẩu hiệu động viên mà là có ý nghĩa thực tiễn. Từ mấy nghìn năm qua, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì với một sức mạnh vật chất không lớn so với kẻ thù chúng ta đã biết phát huy ưu thế chính trị, ưu thế tinh thần nhờ vậy mà dân tộc ta luôn luôn ở tư thế chiến thắng. Trong việc phát huy ưu thế chính trị, ưu thế tinh thần này vấn đề phát huy truyền thống cứu nước của dân tộc chiếm vai trò quan trọng. Hồ Chủ Tịch đã có quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Người thường nói: “Đảng ta có thể tự hào là người kế tục những truyền thống vẻ vang của dân tộc ta”. Ông cha ta xưa kia mà tiêu biểu là những anh hùng dân tộc đều quan tâm tới việc kế thừa và phát huy truyền thống. Hồ Chủ Tịch lãnh tụ của giai cấp vô sản, một giai cấp có sứ mệnh phá đổ thế giới cũ, xây dựng thế giớ mới không phải chỉ là kế thừa truyền thống mà là cách mạng hoá truyền thống. Thái độ này đối với các truyền thống cũ đã được thể hiện một cách mẫu mực ở các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác.
Mác, Ăngghen, Lênin rất coi trọng các truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng. Đồng thời các nhà lãnh đạo đó cũng yêu cầu phải kế thừa và phát huy truyền thống một cách sáng tạo, chống rập khuôn lặp lại một cách máy móc truyền thống cũ trong hoàn cảnh mới. Lênin nhấn mạnh: “Chính vì chúng ta quý thái độ trân trọng đối với những truyền thống cách mạng mà chúng ta cần phải cương quyết chống lại quan điểm cho rằng dường như bằng việc áp dụng một trong các khẩu hiệu của các thời đại lịch sử đặc biệt là có thể thúc đẩy việc tái sinh lại những điều kiện cơ bản của thời đại đó.... Ngay chính Mác, người đã từng đánh giá cao những truyền thống cách mạng và không ngừng đấu tranh chống lại thái độ phản bội phi-li-stanh (tiểu thị dân) đối với những truyền thống đó, đồng thời cũng đòi hỏi các nhà cách mạng phải biết suy nghĩ, biết phân tích những điều kiện, áp dụng những phương pháp đấu tranh cũ chứ không phải là một sự lặp lại giản đơn những khẩu hiệu đã biết ”. Lênin cũng đã đề ra một nguyên tắc trong việc kế thừa truyền thống. Người nêu rõ là giai cấp vô sản “không giữ gìn di sản như kiểu những người lưu trữ văn thư giữ gìn giấy tờ cũ. Giữ gìn di sản không có nghĩa là bám chặt lấy di sản”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1768
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 5616
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1269
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 9717
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1282
⬇ Lượt tải: 67
📎 Số trang: 270
👁 Lượt xem: 1091
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 922
⬇ Lượt tải: 23