Mã tài liệu: 130783
Số trang: 270
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có dân số đông, giữ một vị trí quan trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xax hội trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Nhân dân Thanh Hóa có truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm. Cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân Pháp dùng vũ lực buộc triều đình Huế ký Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884), áp đặt nền bảo hộ của chúng lên toàn bộ đất nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân đã bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt, góp phần cùng nhân dân cả nước ngăn cản quá trình bình định quân sự và tiến hành khai thác bóc lột trên qui mô lớn của chúng, tô đậm thêm những trang sử hào hùng của nhân dân Việt Nam nói chung, của nhân dân Thanh Hóa nói riêng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Do có vị trí lịch sử đặc biệt quan trọng, cho nên từ lâu nay, phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa đã được đề cập đến trong rải rác nhiều công trình và thể loại xuất bản phẩm, cả trong các tài liệu nghiên cứu và tài liệu thông sử của các tác giả trong và ngoài nước. Những công trình này đã giúp người đọc phần nào hiểu được những nét cơ bản về diễn biến của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa, với những cuộc khởi nghĩa và lãnh tụ tiêu biểu như khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh và các thủ lĩnh nghĩa quân như Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao... hay hoạt động của nghĩa quân Cần Vương ở một số căn cứ, một số khu vực riêng lẻ miền ven biển, vùng đồng bằng, vùng rừng núi. Nhưng nhìn lại, cho tới nay phong trào chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX vẫn chưa đề cập một cách cặn kẽ, chi tiết để có được cái nhìn tổng thể, thấy rõ vị trí và ý nghĩa của nó đối với xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung.
Nghiên cứu phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX là nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Thanh Hóa trong khoảng 10 năm (từ 1885-1895). Những hoạt động tiêu biểu của nghĩa quân ở các căn cứ và các cuộc khởi nghĩa; xác định mối quan hệ giữa phong trào của nhân dân Thanh Hóa với phong trào các tỉnh khác. Trên cơ sở đó, đưa ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, vị trí, nguyên nhân thất bại, và kinh nghiệm của phong trào. Đề xuất giải pháp bảo tồn hiện trạng, tôn tạo các di tích liên quan đến các yếu nhân và các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ thứ XIX. Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác giảng dạy và học tập, nghiên cứu cho cán bộ và sinh viên chuyên ngành Lịch sử Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng trong cả nước và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân nhất là cho thanh thiếu niên ở Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX (1885 - 1895)" làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử của mình.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Thanh Hóa trước khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp bùng nổ (tháng
Chương 2: Từ căn cứ ổn Lâm - Kỳ Thượng đến khởi nghĩa Ba Đình (
Chương 3: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh - bước phát triển mới của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa (
Chương 4: Đặc điểm, tính chất và kinh nghiệm của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở tỉnh Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 270
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 3031
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 270
👁 Lượt xem: 1094
⬇ Lượt tải: 19