Mã tài liệu: 302460
Số trang: 14
Định dạng: rar
Dung lượng file: 86 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
LỜI NÓI ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Triều Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại tồn tại lâu dài và ghi lại nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhà Nguyễn có những đóng góp to lớn về việc thống nhất quốc gia sau mấy trăm năm chia cách; để lại cho chúng ta một kho tàng văn hoá cả vật thể và phi vật thể đồ sộ. Đặc biệt là đóng góp về mặt mở rộng, toàn vẹn lãnh thổ và cương vực (thời kỳ đất nước ta toàn vẹn nhất: xuống Cà Mau, ra các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa...). Nhưng cũng chính trong triều đại này đã diễn ra một biến cố lịch sử - bị thực dân Pháp một nước đến từ Phương Tây thôn tính. Năm 1858, Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên, và chỉ trong vòng 30 năm, một dân tộc có tinh thần yêu nước, có truyền thống chống ngoại xâm đã rơi vào thảm cảnh: mất độc lập dân tộc. Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Nguyễn đánh mất nước nhanh chóng như thế? Đây là một vấn đề mà có rất nhiều nhà sử học quan tâm nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia, các nhà sử học đều thống nhất tại một điểm: một trong những nguyên nhân chủ quan, quan trọng dẫn đến việc nhà Nguyễn làm mất nước đó là nhà Nguyễn đã cho thi hành một số chính sách sai lầm. Mà chính sách sai lầm tai hại nhất là hai chính sách “Bế quan toả cảng” và chính sách “cấm đạo và sát đạo”. Cả hai chính sách này đều được bắt đầu thực thi dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1840).
Khi nghiên cứu về hai chính sách này, đặc biệt là chính sách “Bế quan toả cảng”, nhận thấy các nàh nghiên cứu (có lẽ vì lý do riêng hoặc vì những đề tài lớn hơn) thường nói tới chính sách sai lầm này một cách chung chung (như nó là một chính sách tai hại) mà chưa nói rõ nó hình thành ra sao, tác động cụ thể như thế nào... theo suy nghĩ của bản thân tôi thì như thế chưa đủ đối với một chính sách đóng vai trò là một trong những nguyên nhân chủ quan gây mất nước của Triều Nguyễn.
Là một sinh viên năm thứ hai mới chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa học lịch sư, Tôi có tham vọng rất lớn và say mê tìm hiểu về triều Nguyễn nói chung và chính sách triều Nguyễn nói riêng. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Sự hình thành và tác động của chính sách “Bế quan toả cảng” dưới thời Minh Mạng”. Với Minh Mạng làm sáng tỏ và hệ thống hơn chính sách này. Phải nói thêm rằng chính sách “bế quan toả quảng” bắt đầu hình thành từ thời Minh Mạng, trải qua đời Thiệu Trị (1840 - 1847) và đặc biệt được thi hành triệt để và bổ sung dưới thời vua Tự Đức. Nhưng vì thời gian có hạn và trình độ ở mức “tập dượt” nên tôi chỉ nghiên cứu sự hình thành và tác động dưới triều Minh Mạng.
2. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khi tiến hành làm báo cáo khoa học tôi đã đọc, tham khảo một số tài liệu, và tư liệu chủ yếu trong báo cáo này của tôi lấy từ ba cuốn:
a. Đại Nam thực lục chính biên: là bộ sách sử ghi lại toàn bộ hoạt động văn hoá, chính trị, kinh tế và ngoại giao triều Nguyễn (từ triều đầu tiên là Gia Long đã ghi lại).
b. Minh Mạng chính yếu - Quốc sử quan triều Nguyễn. Ghi lại những sự kiện về thời Minh Mạng từ khi lên ngôi đến khi tạ thế (1820 - 1840).
c. Ngoại thương Việt Nam dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840) của tác giả Lê Thị Kim Dung - Đây là đề tài luận văn của tác giả nghiên cứu về tình hình ngoại thương thời Minh Mạng.
3. TIỂU KẾT
Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng do thời gian nghiên cứu không được lâu, kinh nghiệm và kiến thức chưa nhiều. Nên tôi không thể tránh khỏi những sai sót và thiếu hụt, rất mong được sự giúp đỡ, động viên, đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo của tôi Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm bản báo cáo này.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
3. TIỂU KẾT 3
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO 4
1. Sự hình thành chính sách “Bế quản toả cảng” 4
2. Nội dung của chính sách “Bế quản toả cảng” 7
3. Những tác động của chính sách “Bế quan toả cảng” 11
KẾT LUẬN 14
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 4825
⬇ Lượt tải: 48
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 949
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1104
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 2020
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 25