Mã tài liệu: 128411
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, một cao trào cách mạng nổ ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa, nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã đưa đến sự ra đời của một loạt các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã đánh dấu Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi của một nước và trở thành hệ thống thế giới, đưa Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế có bước phát triển rực rỡ. Tuy nhiên cũng chính trong lúc này trong nội bộ phe XHCN bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn, một số nước đã tìm cho mình một cách thức, con đường mới đi lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH), khác với Liên Xô, không muốn lệ thuộc vào Liên Xô, gây nên một sự chia rẽ lớn trong phe XHCN vốn luôn coi Liên Xô là mô hình kiểu mẫu, là con đường đúng đắn để đi tới CNXH. Mở đầu cho xu hướng này chính là Nam Tư.
Nam Tư là nước có lịch sử khá lâu đời, bắt đầu từ việc người Slavơ phương nam định cư trên bán đảo Bancăng (TKVII) sau đó dần dần hình thành nên những tiểu quốc riêng biệt. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), đế quốc Áo – Hung đã xâm chiếm Serbia và Montenegro. Sau khi chiến tranh kết thúc, với sự tan rã của đến quốc Áo – Hung, các tiểu vương quốc Slavơ đã thành lập nên Liên bang đầu tiên gồm 3 nước: vương quốc Serbia, Croatia và Slovenia (1.12.1918). Năm 1929, Liên bang đổi tên thành Liên bang Nam Tư.
Tháng 4 năm 1941, khi phát xít Đức tấn công Nam Tư, nhà vua và chính phủ Hoàng gia chạy tị nạn sang Anh, Liên bang Nam Tư thành lập năm 1918 tan rã. Đảng Cộng Sản Nam Tư đứng đầu là Josip Bzor Tito đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Phát xít thắng lợi. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư gồm 6 nước cộng hoà là: Serbia, Montenegro, Maxêđônia, Slovenia, Croatia, Bosnia-Herzegovia và hai tỉnh tự trị thuộc Cộng hoà Serbia là Kosovo và Vojvodina chính thức ra đời. Sau 3 năm hàn gắn vết thương chiến tranh (1945 - 1947), Nam Tư đã xây dựng cho mình một nền tảng quan trọng cho công cuộc xây dựng CNXH ở Nam Tư: Toàn bộ nền công nghiệp có tính chất Liên bang và 70% công nghiệp địa phương thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, về nông nghiệp trên 30% tổng số diện tích ruộng đất trồng trọt là thành phần Xã hội chủ nghĩa. Như vậy trong 3 năm bộ phận quốc doanh và hợp tác xã chiếm 90% toàn bộ sản lượng công nông nghiệp, toàn bộ thương nghiệp buôn bán và 44% xí nghiệp bán lẻ [4, tr.3].
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục làm hai chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại của Liên bang Nam Tư dưới thời Josip Broz Tito (1948 - 1989).
Chương 2: Nội dung và quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của Liên bang Nam Tư dưới thời Josip Broz Tito (1948 - 1980).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 965
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 965
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 949
⬇ Lượt tải: 16