Mã tài liệu: 127258
Số trang: 125
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Khi nghiên cứu về thương mại ở Đông Nam á, Anthony Reid, một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này trong các công trình chuyên khảo của mình đã coi thế kỷ XV-XVII là “kỷ nguyên thương mại” của khu vực Đông Nam á (The Age of Commerce). Kỷ nguyên thương mại này được bắt đầu vào những năm 1400, nhưng thực sự lên đến đỉnh cao là giai đoạn 1450-1680 [26, I-II].
Lý do cho sự lựa chọn này có nhiều, trong đó chủ yếu là sự dự nhập ngày càng nhiều những mặt hàng có giá trị thương mại của Đông Nam á vào mạng lưới buôn bán quốc tế; sự tham gia ngày càng đông của thương nhân Đông Nam á vào hoạt động thương mại; và quan trọng hơn hết là sự vương lên/tàn lụi của một số thương cảng “cũ” và sự ra đời của hàng loạt những thương cảng mới. Trong số những thương cảng mới được thành lập đó, đáng lưu ý nhất là trường hợp Malacca.
Malacca là một vương quốc cảng nằm ở phía nam của bán đảo Mã Lai, trên eo biển Malacca. Vương quốc cảng này được thành lập vào khoảng 1400 với vai trò của Paramesvara-một hoàng tử Palembang thuộc quần đảo Java. Nằm ở một vị trí trung tâm eo Malacca, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thuận lợi, những người lãnh đạo đã đưa Malacca từ một vùng đất hoang vắng thần thuộc Aythaya thành một đế chế hùng mạnh ở Đông Nam á và kiểm soát hoạt động buôn bán qua eo biển Malacca. Trong gần hai thế kỷ XV-XVI, Malacca đã đóng vai trò là một trạm trung chuyển hàng hoá (entrepôt) lớn nhất eo biển Malacca, một trung tâm chính trị-văn hoá lớn và là một trung tâm truyền đạo (đạo Hồi) của cả khu vực Đông Nam á. Trong những vai trò đó, Malacca có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động thương mại.
Tomé Pires, một thương nhân Bồ Đào Nha, người đã từng sống ở Malacca thế kỷ XVI đã nhận xét về thương cảng này: “Malacca là thành phố được lập nên để phục vụ cho hoạt động buôn bán, (nó) xứng đáng hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới vào lúc kết thúc của mỗi đợt gió mùa và bắt đầu của một mùa khác. Malacca được bao quanh và nằm ở vị trí trung tâm, (và) hoạt động buôn bán và thương mại giữa các quốc gia trải hàng nghìn dặm đường qua các tay đều phải tới Malacca” [59, 256]. Đánh giá đó của Tomé Pires quả là không quá đáng khi nói đến vị trí thương mại của Malacca trong hệ thống buôn bán châu á (Intra trade systerm Asia). Trên thực tế, Malacca đã kiểm soát hoạt động thương mại qua eo biển Malacca và thực sự đóng vai trò là một trong những trung tâm điều phối hàng hoá (entrepôt) quan trọng cho cả thị trường Đông Bắc á, Đông Nam á và Tây Nam á.
Vị trí quan trọng của Malacca trong thương mại càng được khẳng định khi mà những thế lực lớn nhất lúc bấy giờ đều cố giành lấy thương cảng này. Ayuthaya (Siam), Majapahit (Java), Trung Quốc, ấn Độ đều muốn giành bá quyền kiểm soát Malacca. Khi người phương Tây tới Đông Nam á thì cũng tìm đến Malacca đầu tiên. Thực dân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh cũng đều giành nhau thương cảng này. Bản thân malacca nhờ vào vị trí trung tâm của mình cũng trở thành một trong những đế chế lớn ở Đông Nam á trong suốt hơn một thế kỷ.
Với vị thế là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất ở Đông Nam á thế kỷ XV-XVI, nên việc tìm hiểu về quan hệ thương mại của nó là điều cần thiết. Từ vị thế thương mại, Malacca còn đóng góp trên nhiều lĩnh vực giao lưu văn hoá, tôn giáo, nên việc hiểu về thương mại của Malacca cũng giúp chúng ta hiểu được phần nào những vấn đề liên quan. Malacca còn là mẫu hình cho hàng loạt những trung tâm-cảng thị khác ở Đông Nam á (Hall-347) do đó việc hiểu về hoạt động thương mại của Malacca có thể áp dụng để hiểu được phần nào những trung tâm-cảng thị khác.
Có thể nói yếu tố làm nên sức mạnh cho Malacca là nhờ vào hoạt động thương mại. Nó hình thành, phát triển và tàn lụi cũng do yếu tố thương mại đem lại. Việc tìm hiểu quan hệ thương mại của Malacca có lẽ là một trong những vấn đề lớn nhất đối với thương cảng này.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Giới thiệu chung về Malacca
Chương II: Quan hệ thương mại của Malacca
Chương III. Một vài nhận xét
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1009
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem