Mã tài liệu: 129668
Số trang: 32
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Sự kiện năm 1009 Lý Công Uẩn dời đô ra thành Đại La ghi dấu ấn quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử Việt Nam và với Thăng Long-Hà Nội. Từ một trung tâm mang tính chất là trị sở của chính quyền đô hộ phương Bắc, thành Đại La được đổi tên thành Thăng Long và trở thành kinh đô của Đại Việt. Với ý thức xây dựng Thăng Long thành chỗ để “lập kế lâu dài, trên cho cơ nghiệp lớn thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giàu của nhiều người” [8.I: 190-91], nhà Lý và các triều đại phong kiến Việt Nam đều ra sức xây dựng nơi đây thành trung tâm lớn nhất về kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Trải qua bao đổi thay, trước những biến loạn về kinh tế chính trị, Thăng Long-Kẻ Chợ-Đông Kinh-Hà Nội vẫn luôn là thành thị lớn nhất cả nước, có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, cho tới trước thế kỷ XVI-XVII, tầm ảnh hưởng của Thăng Long -Hà Nội vẫn chỉ mang tính địa vực và ít được nhiều nước biết đến. Chúng ta có thể tìm thấy những tư liệu viết về Thăng Long trong giai đoạn này trong một số những ghi chép của các du khách, thương nhân, sứ thần tới từ Trung Quốc, Lưu Cầu và từ một số quốc gia láng giềng như Chiêm Thành, Siam, Chân Lạp… Nhưng phần lớn những ghi chép đó không nhiều, tản mạn và phản ánh phiến diện về kinh thành Thăng Long.
Sang thế kỷ XVII, một giai đoạn phát triển mới của kinh thành Thăng Long được mở ra. Cũng như nhiều thành thị khác ở phương Đông, Thăng Long trở thành một trong những tâm điểm thu hút sự chú ý của du khách nước ngoài đặc biệt là những du khách tới từ phương Tây, điều này xuất phát từ nhiều lý do.
Trước hết, những thành tựu của phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI đ• tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc trên thế giới tăng cường quan hệ bang giao với nhau. Người Châu Âu chủ động trong việc truyền bá các gía trị của mình và chinh phục các dân tộc khác. Những người đi tiên phong trong trong công cuộc này là các giáo sĩ, thương nhân. Những thành phố lớn là nơi tập trung đông dân cư và đồng thời cũng là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của một quốc gia nên là nơi thu hút đông các nhà truyền giáo, du lịch và thương nhân.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 990
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 934
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 4731
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 5614
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2714
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1326
⬇ Lượt tải: 41
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16