Mã tài liệu: 302445
Số trang: 27
Định dạng: rar
Dung lượng file: 164 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nhà tư tưởng nga Heeden đã từng nói “trang sử cuối cùng là hiện thực ngày nay của chúng ta”. Vâng! hiện thực ngày nay là trang sử cuối cùng. Nhưng để trang sử “cuối cùng” ấy được mở ra một cách đầy ý nghĩa, chúng ta không thể bỏ qua những trang sử đầu tiên. Đó chính là quá khứ xa xưa, là thời đại của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.
Văn Lang - Âu lạc là một đất nước vĩ đại ! Vĩ đại không phải bằng niềm vinh quang quân sự, không phải bằng sự giàu có, trù phú của tài nguyên thiên nhiên, bằng nền văn hóa lâu đời, mà chính bởi sức sống mãnh liệt nhất của mỗi người dân đất Việt. Nhà nước Âu lạc với tên tuổi Thục Phán - An Dương Vương đã đi vào lịch sử dân tộc như một điểm nhấn đánh dấu một bước ngoặt căn bản trong tiến trình phát triển của thời kỳ dựng nước và giữ nước. Mỗi chúng ta có quyền tự hào và ngưỡng mộ những di sản tuyệt vời mà thời đại An Dương Vương đem lại, đó là quá trình dựng nước, đấu tranh để giữ nước cùng những chiến thắng làm vang dậy núi sông, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng được tôi luyện, phát huy và giữ vững từ cách đây gần 2700 năm.
Bắt nguồn từ một niềm say mê với bộ môn lịch sử, đặc biệt là lịch sử cổ trung đại Việt Nam, chúng tôi đến với đề tài này như một cái duyên đã định sẵn. Một sự gặp gỡ tất yếu của những trăn trở thời thơ bé. Đó là nỗi khao khát được tìm hiểu về quá khứ xa xôi của dân tộc thời đại Hùng Vương - An Dương Vương. An Dương Vương - Thục Phán là cái tên luôn đặt ra trong chúng tôi một dấu hỏi lớn. Bởi trong truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, truyền thuyết Rùa vàng, chúng tôi mới chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng con người này. Trong tiềm thức chúng tôi lúc đó, An Dương Vương là ai còn chưa rõ, nước Âu Lạc ra sao cũng chưa hay.
Tìm hiểu về An Dương Vương và thời gian tồn tại nước Âu Lạc giúp chúng tôi hóa giải những băn khoăn của cá nhân mình, đồng thời cũng là cơ hội để chỳng tôi hiểu sâu hơn về một thời kỳ lịch sử ít tư liệu. Mặt khác đề tài còn giúp chúng tôi có được những liên hệ phần nào trong công cuộc xây dựng xã hội mới - con người mới ở Việt Nam hiện nay. Để yêu hơn và tự hào hơn với những gì dân tộc mình đạt được cách đây hơn hai thiên niên kỷ.
II. Mục đích nghiên cứu
Đây là một đề tài chúng tôi lựa chọn để thực hiện nhằm hưởng ứng phong trào “tích cực tham gia nghiên cứu khoa học” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Thể hiện đề tài là những cố gắng của chúng tôi để hoàn thành tốt công việc này, vận dụng những hiểu biết, những tìm tòi học hỏi của mình về nguồn gốc An Dương Vương và đất nước Âu Lạc để có được những kết luận rõ hơn về vấn đề.
Đề tài được nghiờn cứu sẽ tạo điều kiện nghiờn cứu đề tài theo một hướng tiếp cận mới, mở ra một con đường mới, để chúng tôi cùng những người đam mê nghiờn cứu thời kỳ lịch sử cổ trung đại nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung có thể tiếp nhận và khám phá nhiều hơn về nó, thể hiện đề tài còn là một cơ hội để chúng tôi rèn luyện khả năng nghiờn cứu khoa học cho bản thân, có thể tiếp cận và thực hiện ở những đề tài lớn hơn. nghiờn cứu đề tài cũng là một cách học tập hữu hiệu để chúng tôi nghiờn cứu thêm, đọc và hiểu thêm nhiều quan điểm, ý kiến đánh giá của các nhà nghiờn cứu, các vị tiền bối. Từ đó có thể đưa ra định kiến và những kiến giải của bản thân, rèn luyện đức tính cần cù, quyết đoán, sáng tạo- những đức tính cần có của một nhà nghiờn cứu lịch sử.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Mục đích nghiên cứu 3
III. Lịch sử vấn đề 3
IV. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 12
1. Phạm vi nghiên cứu 12
2. Phương pháp nghiên cứu 12
V. Cấu trúc đề tài 12
PHẦN II. NỘI DUNG 13
I. NGUỒN GỐC TÀY CỔ CỦA THỤC PHÁN - AN DƯƠNG VƯƠNG
1. Một vài nét về Cao Bằng và tộc người Tày cổ 13
2. Sự gần gũi của văn hóa Tây - Thái và văn hóa Việt cổ 14
3. An Dương Vương là người Tày cổ 17
II. THỜI GIAN RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ KẾT THÚC NƯỚC ÂU LẠC
1. Thời gian ra đời 23
2. Về thời gian kết thúc nước Âu Lạc 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1086
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 275
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16