Tìm tài liệu

Cac xu huong trong phong trao yeu nuoc o Nam Bo nua dau the ky XX

Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX

Upload bởi: superclassicc_m76

Mã tài liệu: 297440

Số trang: 116

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 3,916 Kb

Chuyên mục: Lịch sử

Info

MS: LVLS-LSVN022

SỐ TRANG: 116

TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM

NGÀNH: LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

NĂM: 2010

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ khi lập quốc, do không ngừng đấu

tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, cộng đồng dân tộc Việt Nam sớm có ý thức đoàn kết bảo vệ

chủ quyền và xây dựng đất nước mình, lòng yêu nước Việt Nam cũng bắt nguồn từ đó. Trải qua hàng

ngàn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống ấy không ngừng được hun đúc và ngày càng phát triển.

Các thế hệ dân tộc Việt Nam, nối tiếp nhau không những bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia mà còn

ngày càng xây dựng đất nước phát triển đi lên. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ấy, lòng

yêu nước thực sự là động lực để nhân dân ta có thể thực hiện được những chiến công hiển hách làm

rạng ngời những trang sử vẻ vang của dân tộc, và bản thân lòng yêu nước, tự nó, cũng trở thành niềm

tự hào không gì so sánh được của tất cả những ai mang trong mình dòng máu Việt Nam.

Tuy vậy, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không phải là một khái niệm thuần nhất. Lòng yêu

nước chịu sự chi phối trực tiếp từ những hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể, không những thế nó còn thay

đổi cùng với quá trình vận động và phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy lòng yêu nước trong lịch sử

của dân tộc Việt Nam tuy tồn tại hầu như xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc

qua các thời kỳ, thế nhưng biểu hiện của nó thì lại không hề khô khan, bất biến mà vô cùng sinh động

và phong phú. Do những đặc thù của hoàn cảnh kinh tế xã hội nước ta ở các thời điểm khác nhau và

đặc điểm riêng của các địa phương cụ thể, mà lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam cũng có những biểu

hiện đặc trưng trong từng giai đoạn lịch sử, đồng thời còn mang đậm dấu ấn vùng miền.

Biểu hiện của lòng yêu nước trong khoảng thời gian đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Bộ đầu

thế kỷ XX là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho điều đó.

Vùng đất Nam Bộ là một vùng đất mới được cư dân người Việt khai phá từ khoảng thế kỷ XVI -

XVII. Do những điều kiện lịch sử cụ thể, thành phần cư dân nơi đây được cấu thành từ nhiều bộ phận

có nguồn gốc khác nhau. Hơn thế nữa, Nam Bộ, do vị trí địa lý đặc biệt của nó, cũng là nơi hội tụ của

rất nhiều luồng văn hóa từ những vùng khác nhau trên thế giới. Trong lịch sử nơi đây đã từng chịu ảnh

hưởng của các trung tâm văn hóa lớn của thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, ảnh hưởng của văn hóa các

quốc gia xung quanh như Thái Lan, Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Ngoài ra, từ thế kỷ

XVIII, với vai trò là một trung tâm thương mại, thương thuyền của hàng loạt các quốc gia khác nhau

trên thế giới đến đây buôn bán và đồng thời thông qua đó những luồng văn hóa trên thế giới có những

điều kiện thuận lợi để du nhập vào Nam Bộ. Và nếu như các vùng khác của Đông Dương, sau khi bị

thực dân Pháp tấn công xâm lược, chỉ là xứ bảo hộ của Pháp thì vùng Nam bộ có một lịch sử riêng.

Năm 1972, nơi đây chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Trở thành thuộc địa của Pháp, bản sắc văn hóa của vùng Nam bộ, vì thế, lại có những đặc điểm riêng, không giống với các vùng miền khác trên

lãnh thổ Việt Nam. Tất cả những điều đó đã tạo cho vùng Nam Bộ một bản sắc văn hóa đa dạng mà lại

rất đặc thù.

Từ những điều kiện cụ thể trên, lòng yêu nước ở Nam Bộ Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX có

những đặc điểm riêng không thể nhầm lẫn. Sự đa dạng về bản sắc văn hóa dẫn đến việc ở Nam Bộ xuất

hiện hàng loạt các xu hướng yêu nước khác nhau. Mỗi xu hướng yêu nước có một mục tiêu và phương

pháp đấu tranh riêng. Trong một chừng mực nào đó, các phong trào yêu nước có những sự liên hệ và

hỗ trợ nhau để hướng tới mục đích chung: Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc. Sự phối hợp ấy

thực sự đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để làm nên sức mạnh của phong trào đấu tranh của nhân dân

Nam Bộ.

Nhưng mặc dù có nhiều điểm tương đồng, các xu hướng yêu nước ấy vẫn có những khác biệt rất cơ

bản, và chính vì vậy, giữa các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX luôn có sự đấu tranh với

nhau, khi êm ả, lúc quyết liệt. Trong quá trình ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đứng ở vị trí trung

tâm, đóng vai trò đoàn kết và thống nhất các xu hướng yêu nước khác để hướng tất cả vào sự nghiệp

chung. Và vì vậy những thành quả trong các phong trào đấu tranh cách mạng ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX

không phải là sự thể hiện sức mạnh của bản thân Đảng Cộng sản, mà là sự thể hiện sức mạnh tổng hợp

của tất cả các phong trào yêu nước, được hội tụ vào những mục tiêu cách mạng mà Đảng đề ra. Điều đó

tạo nên sự sinh động và đặc thù của lịch sử Nam Bộ nói riêng.

Nghiên cứu về những lòng yêu nước của một vùng đất xuất hiện nhiều xu hướng yêu nước khác

nhau và lịch sử chứa đầy những biến động thăng trầm như vùng Nam Bộ là một vấn đề khó khăn và

phức tạp. Nhưng tất nhiên những vấn đề khó khăn luôn là một sức cuốn hút mãnh liệt đối với những

người nghiên cứu khoa học. Đó cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài CÁC XU HƯỚNG TRONG PHONG

TRÀO YÊU NƯỚC Ở NAM BỘ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình

cao học niên khóa 2007 - 2010 của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài không gì khác hơn là góp

phần khái quát lại những xu hướng yêu nước xuất hiện ở vùng đất Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XX,

với những mối liên hệ, hỗ trợ và cả đấu tranh giữa chúng. Để từ đó có thể góp phần vào việc nhận thức

toàn diện hơn về lịch sử vùng đất Nam Bộ nói riêng cũng như toàn bộ lịch sử Việt Nam nói chung.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Lịch sử vùng Nam Bộ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một bức tranh sinh động và rộng lớn với

những vận động và biến đổi trên rất nhiều các phương diện, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nơi

đây. Ngay bản thân cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp để giành lại độc lập chủ quyền, xây dựng và

bảo vệ đất nước của nhân dân Nam Bộ, vốn chỉ là một bộ phận của lịch sử vùng Nam Bộ, đã là một một hệ thống phức tạp các mặt trận đối đầu không khoan nhượng. Đề tài không thể và cũng không có ý

định nghiên cứu một cách tường tận tất cả các phương diện trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này

của vùng Nam Bộ, mà chỉ tập trung vào một đối tượng nghiên cứu nhỏ, đó là vấn đề xem xét, tìm hiểu

sự xuất hiện và phát triển, sự liên hệ cũng như đấu tranh của các xu hướng yêu nước ở vùng đất Nam

Bộ trong khoảng thời gian đó dưới vai trò lãnh đạo trung tâm của Đảng và những đóng góp của các xu

hướng này đối với tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ là một vấn đề nhỏ trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, lại chỉ gói

gọn trong vùng Nam bộ, nhưng không vì vậy mà phạm vi nghiên cứu của đề tài bị thu hẹp, mà ngược

lại, phạm vi nghiên cứu của đề tài là hết sức rộng lớn, đa dạng và phong phú.

Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam bộ chỉ là một bộ phận trong toàn bộ cuộc đấu tranh

trường kỳ và vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng tất nhiên cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ

cũng mang một tầm quan trọng đặc biệt và có sự phối hợp và liên quan trực tiếp đến các vùng miền

khác trên phạm vi cả nước. Mặt khác, do các xu hướng yêu nước luôn có cơ sở xuất phát từ những điều

kiện kinh tế xã hội thực tế cụ thể. Vì vậy, đối với vấn đề nghiên cứu vấn đề các xu hướng yêu nước ở

Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, thực chất, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổng thể lịch sử Việt Nam giai

đoạn này trên tất cả các phương diện.

Và không chỉ có thế, kẻ thù và cũng là đối tượng chủ yếu của các cuộc đấu tranh của nhân dân Nam

Bộ, hay rộng hơn là của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy chục năm trời gian khổ đầu thế kỷ XX là

thực dân Pháp. Nhưng thực tế lịch sử không hoàn toàn đơn giản như vậy, kẻ thù xâm lược ở Nam Bộ

Việt Nam còn quy tụ rất nhiều các lực lượng khác: Quân đội Nhật, quân đội Anh và đế quốc Mỹ. Vì

vậy, nghiên cứu đề tài các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX nhất thiết phải được mở

rộng ra các đối tượng này. Hay nói cách khác là phạm vi nghiên cứu được tiếp tục mở rộng ra bối cảnh

cụ thể của tình hình thế giới trong giai đoạn đó.

Về mặt thời gian cũng tương tự như vậy, tuy đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các xu hướng

yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX nhưng trong quá trình nghiên cứu nhất thiết vẫn phải mở rộng

nghiên cứu các khoảng thời gian trước và sau giai đoạn đó để có thể thấy được sự tiếp nối và kế thừa

của lịch sử cũng như khuynh hướng phát triển của các xu hướng yêu nước ấy.

Cần nhấn mạnh rằng, đối tượng nghiên cứu của đề tài nhỏ bé nhưng phạm vi nghiên cứu lại rộng

lớn không phải là một sự mâu thuẫn, mà sẽ là một sự bổ sung hoàn hảo cho nhau. Tính chất rộng lớn

của phạm vi nghiên cứu sẽ tạo tiền đề thuận lợi để có thể đào sâu nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu

chính, nhằm thực hiện một cách tốt nhất những nhiệm vụ mà mục đích nghiên cứu đã đề ra.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề nghiên cứu về các phong trào đấu tranh yêu nước ở vùng đất Nam Bộ không phải là một đề

tài nghiên cứu mới, vấn đề này từ trước tới nay đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến khá nhiều, gồm

các nhà nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và các nhà nghiên cứu lịch sử Đảng, cả các nhà nghiên cứu

trong nước và nước ngoài.

Tùy vào mục đích của từng công trình nghiên cứu cụ thể mà các công trình nghiên cứu về các

phong trào yêu nước ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX cũng có những cách tiếp cận vấn đề từ các góc độ khác

nhau, trực tiếp cũng như gián tiếp. Mặc dù vậy, do các yếu tố chủ quan cũng như khách quan, các công

trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này vẫn có một số hạn chế. Một công trình chuyên sâu và đầy đủ

về vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được xuất bản.

Đối với các công trình trình bày chung về tiến trình lịch sử Việt Nam, như Đại Cương Lịch sử Việt

Nam, tập 2 và 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội của các tác giả Lê Mậu Hãn chủ biên, Trần Bá Đệ, Nguyễn

Văn Thư, xuất bản năm 2003; Đại cương lịch sử Việt Nam, toàn tập: từ thời nguyên thủy đến năm 2000

của Trương Hữu Quýnh và những người khác, Nxb Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 2003; Lịch sử Việt

Nam (Đầu thế kỷ XX - 1918) của Nguyễn Văn Kiêm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 1976; Lịch

sử Việt Nam của Huỳnh Công Bá, Nxb. Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 2008… đều trình bày những

nét lớn về tiến trình lịch sử của cả nước nói chung và vùng Nam Bộ nói riêng nửa đầu thế kỷ XX. Các

công trình này dều đề cập đến các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ, với quá trình ra đời và phát triển cơ

bản của chúng, nhưng bởi đây là những công trình mang tính chất đại cương, các tác giả không thể

trình bày vấn đề một cách chi tiết và chuyên sâu.

Tương tự như vậy là các công trình nghiên cứu về các phong trào yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế

kỷ XX. Có thể kể đến các công trình như: Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX - Một

cách tiếp cận của Đỗ Thanh Bình, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, xuất bản năm 2006; Sự chuyển biến

của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX

của Đinh Trần Dương, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2006; Phong trào Duy Tân của

Nguyễn Văn Xuân, Nxb Đà Nẵng, xuất bản năm 1995… Do các công trình này trình bày về các phong

trào yêu nước trên phạm vi cả nước nên không thể trình bày một cách đầy đủ về phong trào yêu nước ở

Nam Bộ nói riêng.

Các công trình nghiên cứu về các tổ chức tôn giáo và chính trị ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX như

Đạo Cao Đài và chính trị, Luận văn tốt nghiệp, Học viện Quốc gia hành chánh, Sài Gòn của Phan Kỳ

Chưởng niên khóa năm 1973, Bộ đội Bình Xuyên, Nxb. Lao động, Hà Nội của các tác giả Hồ Sơn Đài,

Đỗ Tầm Chương, Hồ Khang xuất bản năm 2005; Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo, Nxb. Hương Sen, Sài Gòn của Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm 1968 … và các công trình nghiên cứu về các phong trào yêu

nước xuất hiện ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX như Phong trào Đông Du ở Miền Nam, của tập thể tác

giả tham gia hội thảo “Phong trào Đông Du ở Miền Nam”, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, TP.HCM, xuất bản

năm 2007; Phong trào Duy Tân ở Bắc, Trung, Nam; Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên Địa hội và cuộc

minh tân, của Sơn Nam, Nxb Trẻ, TP.HCM, xuất bản năm 2003; Nam Kỳ khởi nghĩa do Lưu Phương

Thanh chủ biên, Nxb. TP.HCM, xuất bản năm 1990; Hội kín Nguyễn An Ninh, Nxb Nguyễn Tri

Phương, Chợ Lớn, xuất bản năm 1961… Tất cả đều là các công trình đi sâu nghiên cứu về những tổ

chức và phong trào yêu nước chủ yếu ở vùng Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XX, nhưng bản thân mỗi

công trình chỉ đào sâu vào một tổ chức, một phong trào nhất định nên chưa bao quát được toàn bộ vấn

đề nghiên cứu tổng quan về các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ trong khoảng thời gian này, đặc biệt là

sự ảnh hưởng cũng như vai trò của Đảng đối với các phong trào yêu nước theo các xu hướng khác nhau

ở Nam Bộ.

Các công trình nói về những cá nhân có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện và phát triển của các xu

hướng yêu nước ở Nam Bộ cũng gián tiếp đề cập đến mảng đề tài này. Ví dụ như các công trình: Bảy

Viễn - thủ lĩnh Bình Xuyên, tuyển tập của tác giả Nguyên Hùng Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội xuất

bản năm 2004; Phan Bội Châu niên biểu, Nxb. Văn Nghệ, TP.HCM, xuất bản năm 2001; Cao Triều

Phát, nghĩa khí Nam Bộ của Phan Văn Hoàng, Nxb Trẻ, TPHCM, xuất bản năm 2001; Phan Châu

Trinh - Thân thế và sự nghiệp, của Huỳnh Lý, Nxb Trẻ, TP.HCM, xuất bản năm 2002; Nguyễn An

Ninh - Dấu ấn để lại của Lê Minh Quốc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, xuất bản năm 2007… Bởi trong một

chừng mực nào đó, đây là các cá nhân đại diện và tác động sâu sắc đến các xu thế yêu nước khác nhau

xuất hiện ở vùng Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, vì đối tượng nghiên cứu của các công trình

này chỉ là các cá nhân cụ thể, nên không thể đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về các phong trào yêu nước

ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX.

Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng nói chung và lịch sử Đảng các địa phương ở Nam Bộ

như Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2000) của các tác giả Nguyễn Hữu

Trí, Nguyễn Thị Phương Hồng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005; Lịch sử Đảng Bộ

Thành Phố Hồ Chí Minh, của Phạm Văn Thắng, Cao Tự Thanh và những người khác, Nxb Tổng hợp

TP.HCM, xuất bản năm 20007; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Minh Hải 1930 - 1975 của tác giả Huỳnh Lứa và

những người khác, Nxb. Mũi Cà Mau, xuất bản năm 1995… lại chủ yếu đề cập đến sự phát triển của

Đảng, với sự lãnh cụ thể bằng các chủ trương, sách lược trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà ít quan

tâm đến các phong trào yêu nước theo các khuynh hướng khác, đặc biệt là những đóng góp của các

phong trào này cho phong trào cách mạng nói chung ở Nam Bộ. Đặc biệt gần gũi với đề tài này là công trình nghiên cứu của giáo sư Trần Văn Giàu: Sự phát triển

của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, gồm 3 tập ( tập 1: Hệ ý thức phong

kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, tập 2: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó

trước các nhiệm vụ lịch sử, tập 3: Thành công của chủ nghĩa Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh),

Nxb TP. HCM, xuất bản năm 1993. Đây là công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về mảng đề tài

tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, và tất nhiên có đề cập đến vùng Nam Bộ. Nhưng vì công trình

này tập trung nghiên cứu về sự phát triển của tư tưởng trên phạm vi cả nước, nên việc đề cập đến

những xu hướng yêu nước ở Nam Bộ còn có những hạn chế nhất định, bởi đây chỉ là một bộ phận nhỏ

trong đối tượng nghiên cứu của công trình.

Tóm lại tất cả các công trình trên tuy hầu như đã khái quát được sự ra đời và phát triển của các xu

hướng yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, do các lý do chủ quan và khách quan, các

công trình trên chưa thật sự đào sâu nghiên cứu về vấn đề các xu hướng yêu nước ở vùng Nam Bộ nửa

đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong vấn đề phân tích vai trò của Đảng đối với các xu hướng yêu nước theo

các xu hướng khác nhau, vốn xuất hiện rất nhiều ở Nam Bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Thực tế cho

thấy mỗi công trình chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ của toàn bộ mảng đề tài này. Do đó, thực hiện đề

tài này, hi vọng đề tài có thể kế thừa một cách tốt nhất những thành quả của các công trình nghiên cứu

đi trước để có thể khái quát lại một cách toàn diện và hệ thống hơn về toàn bộ vấn đề này.

4. Nguồn tư liệu

Nghiên cứu về lòng yêu nước là một mảng đề tài chủ đạo đối với các nhà nghiên cứu lịch sử. Đặc

biệt, đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước cũng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất, là sợi chỉ

đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử dựng nước củacủa dân tộc. Nguồn tư liệu có thể phục vụ cho việc

nghiên cứu đề tài này, vì thế, vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa giai đoạn lịch sử nửa đầu thế

kỷ XX của Việt Nam, từ trước tới nay là một lĩnh vực mà các nhà sử học, trong nước và cả nước ngoài

đã dày công nghiên cứu.

Nguồn tư liệu đầu tiên không thể không nhắc đến đó là các công trình đại cương nghiên cứu về lịch

sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Có thể kể đến một số công trình: Đại cương lịch sử Việt Nam,

toàn tập: từ thời nguyên thủy đến năm 2000, Nxb. Giáo dục Hà Nội của Trương Hữu Quýnh và những

người khác, xuất bản năm 2003; Lịch sử Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Huế của Huỳnh Công Bá, xuất

bản năm 2008; Đại Cương Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội của tập thể tác giả Lê Mậu

Hãn chủ biên, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, xuất bản năm 2003…

Một nguồn tư liệu khác là các công trình nghiên cứu về cuộc đấu tranh chống Pháp ở Nam Bộ, công

trình này phần nào cũng trình bày một cách khái quát giống như các công trình đại cương nói trên, nhưng chi tiết hơn rất nhiều bởi đây là các công trình chuyên sâu nghiên cứu về cuộc kháng chiến ở

Nam Bộ: Nam Bộ và Nam Phần Trung Bộ trong hai năm đầu kháng chiến (1945 - 1946), Nxb. Văn Sử

Địa, Hà Nội của Nguyễn Việt biên soạn xuất bản năm 1957; Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ (1945 -

1954), Nxb. TP.HCM của Hồ Sơn Đài, xuất bản năm 1996; Miền Đông Nam Bộ kháng chiến 1945 -

1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội do Trần Viết Tá chủ biên, xuất bản năm 1990; Miền Đông Nam

Bộ lịch sử và phát triển của Nguyễn Hanh, Nxb TPHCM, xuất bản năm 1984…

Tiếp theo là những công trình nghiên cứu về các đảng phái và tổ chức chính trị ở Nam Bộ trong

kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, đơn cử như các công trình Bảy Viễn - thủ lĩnh Bình Xuyên, tuyển

tập, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội của tác giả Nguyên Hùng, xuất bản năm 2004; Nhận thức Phật

giáo Hòa Hảo, Nxb. Hương Sen, Sài Gòn của tác giả Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm1968; Bộ đội

Bình Xuyên, Nxb. Lao động, Hà Nội của tập thể tác giả Hồ Sơn Đài, Đỗ Tầm Chương, Hồ Khang, xuất

bản năm 2005; Đạo Cao Đài và chính trị, Luận văn tốt nghiệp, Học viện Quốc gia hành chánh, Sài

Gòn của Phan Kỳ Chưởng, niên khóa 1970 - 1973…

Các công trình nghiên cứu về các phong trào đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ

trong kháng chiến chống Pháp cũng là một nguồn tư liệu quý giá, có thể đem lại một cái nhìn toàn diện

về cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ. Có thể kể đến các công trình như: Phụ nữ Nam Bộ thành

đồng, Nxb. Phụ Nữ, TP.HCM của Tổ sử phụ nữ Nam Bộ, xuất bản năm 1989; Trí thức Nam Bộ trong

kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nxb.Đại học quốc gia, TP.HCM của Hồ Sơn Diệp, xuất bản

năm 2003…

Các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung và lịch sử Đảng Bộ các địa phương ở Nam Bộ

cũng là một nguồn tư liệu cực kỳ quan trọng, nó giúp ta có một cái nhìn toàn diện hơn về những chủ

trương đối với vấn đề nghiên cứu các xu hướng yêu nước và các phong trào đấu tranh ở Nam bộ trong

giai đoạn này. Có thể kể đến các công trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện công nghệ bưu

chính viễn thông, Hà Nội, của Trần Thị Minh Tuyết, Nguyễn Thị Hồng Vân, xuất bản năm 2007, Lịch

sử Đảng bộ Miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 -

1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội của Lâm Hiếu Trung chủ biên, xuất bản năm 2003; Lịch sử

Đảng Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh, Nxb. Tổng hợp TP.HCM của Phạm Văn Thắng, Cao Tự Thanh và

những người khác, xuất bản năm 2007; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Minh Hải 1930 - 1975, Nxb. Mũi Cà Mau

của Huỳnh Lứa và những người khác, xuất bản năm 1995…

Một nguồn tư liệu hết sức quan trọng khác là các tác phẩm thuộc thể loại hồi ký. Đây là những hồi

ức của những con người đã từng trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, là

những nhân chứng lịch sử. Có thể kể đến một số tác phẩm sau: Công nhân Nam Bộ trong khói lửa, Nxb. Lao Động, Hà Nội của Vũ Ngọc Nguyên, xuất bản năm 1959; Nam bộ thành đồng Tổ quốc đi

trước về sau - Hồi ký kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội của nhiều tác

giả, xuất bản năm 1999… Tuy nhiên, các câu chuyện của họ trong hồi ký mặc dù sinh động và hấp dẫn

nhưng rất có thể không đảm bảo được sự chính xác. Một phần vì có sự thêm thắt, một phần vì trí nhớ

của các nhân chứng đó không đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. Vì vậy, đối với các ông trình loại này

cần phải có sự thẩm định và đối chiếu với các công trình nghiên cứu khoa học khác.

Cũng gần giống như thể loại Hồi ký, các tiểu thuyết tư liệu về vùng Nam Bộ trong cuộc đấu tranh

trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược cũng có tính chất tương tự. Bất cứ một tiểu thuyết nào cũng

không thể tránh khỏi các tình tiết hư cấu. Đối với loại tiểu thuyết tư liệu, mặc dù tác giả đã cố gắng hạn

chế đến mức thấp nhất điều đó nhưng cố nhiên vẫn không thể nào loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu

biết cách khai thác thì các tư liệu loại này cũng là một nguồn tư liệu hết sức quý giá, vấn đề chỉ là việc

thẩm định và lựa chọn các sự kiện một cách chính xác nhất. Các công trình loại này gồm có: Sư thúc

Hòa Hảo, tiểu thuyết tư liệu, Nxb. Tổng hợp Hậu Giang, xuất bản năm 1990 và Người Bình Xuyên, tiểu

thuyết tư liệu, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, xuất bản năm 1988 của tác giả Nguyên Hùng.

Các công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của vùng Nam Bộ cũng có tác dụng không nhỏ

trong việc phục vụ bổ trợ cho công tác nghiên cứu đề tài. Ví dụ như các công trình Văn hóa và cư dân

Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội của tập thể tác giả Nguyễn Công Bình, Lê

Xuân Diệm, Mạc Đường, xuất bản năm 1990; Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb. TP.HCM của

các tác giả Huỳnh Lứa chủ biên, Lê Quang Minh, Lê Văn Nam, Nguyễn Nghị, Đỗ Hữu Nghiêm, xuất

bản năm 1987; Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội do các tác giả Vũ Minh

Giang chủ biên, Nguyễn Quang Ngọc, Lê Trung Dũng, Cao Thanh Tân, Nguyễn Sỹ Tuấn, xuất bản

năm 2006…

Cuối cùng, đề tài cũng sử dụng một số tư liệu từ sách điện tử và internet. Đây là một nguồn tài liệu

vô cùng phong phú và đa dạng nhưng tính khoa học lại không cao. Vì vậy trong quá trình khai thác

nguồn tài liệu này rất cần có sự thận trọng, nhất thiết phải có sự so sánh, đối chiếu với các nguồn tài

liệu khác để thẩm tra. Có như vậy mới đảm bảo tính chính xác và khoa học cho đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tiếp cận hệ

thống, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so

sánh và một số phương pháp khác.

Bản thân lịch sử vùng Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX là một chỉnh thể bao gồm tổng hòa của các hệ

thống quan hệ. Cuộc đấu tranh của nhân dân ở Nam Bộ chống Pháp ở Nam Bộ thực chất chỉ là một bộ phận của toàn bộ hệ thống đó. Hơn thế nữa lịch sử vùng Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX cũng không nằm

riêng rẽ độc lập mà chịu sự chi phối trực tiếp của bối cảnh thế giới trong giai đoạn ấy. Do đó, phương

pháp nghiên cứu của đề tài nhất thiết cũng phải tiến hành trên quan điểm của phương pháp tiếp cận hệ

thống. Đó là đặt quá trình xuất hiện, phát triển của các xu hướng đấu tranh yêu nước của nhân dân

Nam Bộ với tư cách là một bộ phận trong hệ thống bối cảnh của cuộc lịch sử Nam Bộ nói riêng và toàn

bộ cả nước nói chung, hay rộng hơn là trong hoàn cảnh cụ thể của thế giới giai đoạn đầu thế kỷ XX với

những mối liên hệ, tác động qua lại của các yếu tố, của các lĩnh vực khác nhau.

Phương pháp lịch sử thể hiện ở chỗ đặt bản thân vấn đề nghiên cứu các xu hướng yêu nước ở Nam

Bộ trong bối cảnh lịch sử cụ thể của giai đoạn đầu thế kỷ XX, trong mối tương quan lực lượng và tình

thế cụ thể giữa nhân dân ta và thực dân Pháp xâm lược. Bất cứ việc nhìn nhận hoặc đánh giá một vấn

đề nào cũng không thể không căn cứ vào bối cảnh lịch sử cụ thể cũng như đặc điểm riêng của điều kiện

tự nhiên - xã hội và con người Nam Bộ. Đồng thời, phương pháp lịch sử còn thể hiện ở chỗ diễn biến

của các sự kiện trong đề tài đều được trình bày theo trình tự thời gian.

Phương pháp lịch sử không được sử dụng riêng rẽ mà cần thiết phải đi kèm với phương pháp logic.

Nghiên cứu lịch sử không phải chỉ là dựng lại quá khứ, khôi phục lại những sự kiện đã xảy ra mà còn

phải tìm cho ra bản chất và quy luật của tiến trình phát triển của lịch sử. Phương pháp logic chính là

công cụ đóng vai trò giải thích các biến cố, liên kết các sự kiện, rút ra những quy luật trong quá trình

nghiên cứu. Đặc biệt trong vấn đề nhìn nhận và đánh giá tầm quan trọng của các xu hướng yêu nước ở

Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, phương pháp logic sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc làm rõ sự tác động

qua lại giữa các xu hướng yêu nước, sự chi phối của các điều kiện thực tế lịch sử cụ thể. Đồng thời qua

đó phương pháp logic cũng là công cụ để rút ra những bài học lịch sử cụ thể để vận dụng vào hoàn

cảnh xây dựng đất nước hiện nay, định hướng cho sự phát triển của dân tộc trong bối cảnh mới.

Cần nhấn mạnh rằng, phải có sự phối hợp sử dụng đồng thời cả hai phương pháp trên mới có thể

phát huy được hiệu quả nghiên cứu cao nhất. Bởi chúng có sự bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Sử dụng

phương pháp này mà không sử dụng phương pháp kia hoặc sử dụng cả hai phương pháp mà không có

sự phối hợp với nhau thì cũng đều khó đi đến chân lý khách quan.

Sự phối hợp hai phương pháp trên đều dựa trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng. Lịch

sử luôn luôn vận động và phát triển, nhưng sự vận động và phát triển đó không diễn ra một cách ngẫu

nhiên mà tuân theo quy luật, các biến cố lịch sử đều có nguồn gốc sâu xa từ những cơ sở kinh tế xã hội

của bản thân xã hội đó. Nhiệm vụ của người nghiên cứu lịch sử là phải tìm ra được bản chất của lịch sử

cũng như phát hiện ra cái nguyên nhân, cái quy luật chi phối tiến trình vận động của lịch sử. Và để có

thể giải thích được các biến cố lịch sử một cách khoa học và chính xác nhất, nhất thiết phải quán triệt phương pháp duy vật biện chứng. Vấn đề nghiên cứu các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ

XX cũng không phải là ngoại lệ.

Riêng đối với đề tài này, phương pháp so sánh có vai trò đặc biệt quan trọng. Phương pháp so sánh

không chỉ là công cụ để thấy được sự phát triển của các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân

Nam Bộ trước và sau khi có sự lãnh đạo của Đảng, mà còn để thấy được những nét tương đồng và dị

biệt của các xu hướng yêu nước xuất hiện ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, cũng như tìm ra những nét

đặc thù của các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ với các địa phương khác trên phạm vi cả nước.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương phác khác như phương pháp liên ngành (khai thác một

số tài liệu văn học, địa lý…), phương pháp liệt kê (để tìm hiểu một cách có hệ thống tất cả các xu

hướng yêu nước xuất hiện ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX) và một số các phương pháp khác.

Chỉ có sự vận dụng một cách nhuần nhuyễn và thích hợp toàn bộ các phương pháp trên mới có một

cái nhìn thực sự khách quan và đúng đắn khi xem xét, đánh giá một hiện tượng hay một cá nhân trong

lịch sử.

6. Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu về các xu hướng yêu nước xuất hiện ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX trong cách mạng

Việt Nam không phải là một đề tài mới. Các công trình đi trước gần như đã bao quát được mảng đề tài

này. Tuy nhiên, dựa vào kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, đề tài hi vọng có thể phát triển những

thành quả đó để có thể có những đóng góp mới cho ngành khoa học lịch sử nói chung và cả cho công

tác giảng dạy trong các trường phổ thông hiện nay.

Trước hết, đối với công tác nghiên cứu khoa học. Mặc dù mảng đề tài về các xu hướng yêu nước

xuất hiện ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX chỉ là một bộ phận rất nhỏ của lịch sử dân tộc Việt Nam nói

chung, nhưng thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này, tôi hi vọng đề tài sẽ góp phần đưa

ra một cách tiếp cận giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX của Việt Nam theo một hướng mới, để thông qua

đó có thể bổ sung thêm những tri thức quan trọng và cần thiết, nhằm lấp dần những khoảng trống trong

nhận thức về giai đoạn lịch sử của vùng Nam Bộ nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung trong giai

đoạn đầu thế kỷ XX. Những tri thức mà đề tài này đề cập chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ để có thể

nhận thức về một giai đoạn lịch sử hào hùng và vĩ đại của dân tộc Việt Nam một cách bao quát nhất,

khoa học nhất. Đồng thời, từ những nhận thức đúng đắn đó, chúng ta mới có thể rút ra những bài học

có giá trị thực tiễn đối với hoàn cảnh cụ thể hiện nay thông qua những bài học từ quá khứ.

Thứ hai, đối với công tác giảng dạy. Giai đoạn lịch sử nửa đầu thế kỷ XX là một nội dung hết sức

quan trọng trong chương trình giảng dạy lịch sử ở bậc phổ thông trung học. Việc có một công trình

nghiên cứu chuyên sâu về các xu hướng yêu nước, tuy chỉ gói gọn trong vùng Nam Bộ, nhưng cũng sẽ

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
  • Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ...

Upload: sonpn10

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 773
Lượt tải: 17

Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng ...

Upload: huynhcamtruc

📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 9716
Lượt tải: 26

Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng ...

Upload: inoithat

📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1386
Lượt tải: 16

Cuộc vận động yêu nước giải phóng dân tộc ...

Upload: cobedoihon_1512

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1268
Lượt tải: 18

Cuộc vận động yêu nước giải phóng dân tộc ...

Upload: nhochienkho1985

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 634
Lượt tải: 16

Đi tìm điểm tương đồng và dị biệt giữa dòng ...

Upload: theplinhvan

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 483
Lượt tải: 17

Tìm hiểu sự phê phán nho giáo của những nhà ...

Upload: cuopvo

📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 705
Lượt tải: 16

Tìm hiểu sự phê phán của các nhà nho tiến bộ ...

Upload: letaxigas

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 502
Lượt tải: 17

Tìm hiểu sự phê phán của các nhà nho tiến bộ ...

Upload: nptdc

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 456
Lượt tải: 17

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Upload: huyvina2009

📎
👁 Lượt xem: 3495
Lượt tải: 24

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ...

Upload: hunghuong8888

📎 Số trang: 270
👁 Lượt xem: 1090
Lượt tải: 19

Các phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam ...

Upload: web24gcom

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 577
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam ...

Upload: superclassicc_m76

📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 687
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Văn hóa nghệ thuật Lịch sử
Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX MS: LVLS-LSVN022 SỐ TRANG: 116 TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NGÀNH: LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM NĂM: 2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ khi lập quốc, do không ngừng đấu tranh với thiên pdf Đăng bởi
5 stars - 297440 reviews
Thông tin tài liệu 116 trang Đăng bởi: superclassicc_m76 - 23/04/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 23/04/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX