Mã tài liệu: 130460
Số trang: 14
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Trong tâm thức dân gian người Việt Nam, Bà Chúa Liễu đã được suy tôn là Thánh Mẫu, là một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam. Huyền thoại về Bà được truyền tụng rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên vùng núi. Hơn thế nữa, những huyền thoại này gắn với di tích tôn thờ Bà ở khắp mọi nơi, mà Phủ Giầy là một trung tâm gắn với các sinh hoạt tín ngưỡng-văn hóa, trong đó tiêu biểu nhất là hội.
Người ta tin rằng Bà Chúa Liễu vốn là con gái của Ngọc Hoàng, vì phạm lỗi nên bị đày xuống trần gian, thác sinh vào nhà họ Lê. Khi cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ đặt tên là Giáng Tiên, tới năm 18 tuổi thì gả chồng. Lấy chồng mới được ba năm thì hết hạn đầy, bị gọi về trời. Nhưng vì Nàng nhớ chồng con, Ngọc Hoàng lại phải cho về hạ giới. Lần trở lại này, Nàng thích vân du khắp nơi, gặp danh sĩ Phùng Khắc Khoan và họa thơ với ông ở Lạng Sơn và Hồ Tây ; sau lại kết duyên với một thư sinh ở xứ Nghệ và giúp cho chàng đỗ đạt làm quan. Vừa lúc đó Nàng lại có lệnh gọi về trời. Trái lệnh vua cha, một lần nữa Nàng lại giáng sinh. Lần này Nàng không ở một nơi mà cùng hai thị nữ chu du thiên hạ. Thấy vùng Phổ Cát là nơi phong cảnh đẹp, nàng hiển linh thành cô gái bán nước bên đường để trêu ghẹo, trừng phạt những kẻ ác, ra ân cho người hiền. Triều đình nhà Trịnh lúc đó cho là yêu quái nên đem quân, dùng pháp thuật để trừ. Hai bên đã dàn quân đánh nhau, đó là “Sùng Sơn đại chiến”.
Do lập mẹo, quân triều đình có cơ thắng, nhưng vừa lúc đó đức Phật ra tay, giảng hòa, cứu Liễu Hạnh. Nàng được triều đình phong thần là Nữ Hoàng Công Chúa, rồi Chế Thắng Đại Vương. Từ đó Liễu Hạnh công chúa không gây kinh sợ cho mọi người, mà luôn luôn ban phát ân đức, được nhân dân tôn thờ là Thánh Mẫu. (1)
Chúa Liễu Hạnh được phụng thờ ở khắp mọi nơi, nhưng Phủ Giầy vẫn là phủ chính. Phủ Giầy có tên cổ là Kẻ Giầy, từ sau khi Liễu Hạnh được sắc phong công chúa thì gọi là Phủ. Thực ra ở Phủ Giầy có một hệ thống kiến trúc liên quan tới Liễu Hạnh, đó là Phủ chính, phủ Vân Cát và làng Chúa Liễu.
Kết cấu đề tài:
I. Lễ hội cổ truyền
II. Lễ hội Phủ Dày, sau khi mở lại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1283
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 1657
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem