Mã tài liệu: 234723
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 708 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, trong những năm gần đây sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm luôn có chiều hướng gia tăng. Chỉ riêng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm trong giai đoạn 1996-2000 trung bình là 13,72%/năm. Sự tăng trưởng này là một phần tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống công nghiệp mà người dân ngày càng có ít thời gian để chăm chút cho việc nấu nướng và chế biến trong các bữa ăn hàng ngày.
Trên thị trường thực phẩm ăn liền hiện nay, các nhà sản xuất đang có khuynh hướng đẩy mạnh việc bổ sung các loại rau, quả, củ sấy khô vào trong sản phẩm của mình nhằm làm tăng mức độ cảm quan, cải thiện chất lượng, cung cấp thêm sinh tố, dưỡng chất và cải thiện hương vị cho những sản phẩm vốn rất dễ gây cảm giác “ngán” này. Song song với việc cải thiện chất lượng, khuynh hướng sử dụng rau củ sấy trong ngành thực phẩm ăn liền cũng ngày càng có những yêu cầu và đòi hỏi cao hơn về chất lượng và vi sinh vệ sinh thực phẩm. Theo kết quả khảo sát và đánh giá sơ bộ, các nhà cung cấp các sản phẩm rau củ sấy hiện nay tại Việt Nam vẫn còn sản xuất ở mức thủ công, thiếu đầu tư đúng mức, công nghệ thô sơ, kỹ thuật bảo quản còn kém, thiếu sự quản lý về vi sinh vệ sinh thực phẩm cho nên đã không đáp ứng được yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường.
Với sự tìm hiểu và khảo sát sơ bộ, thị trường Việt Nam đang có chiều hướng phát triển về các loại thực phẩm ăn liền như mì, súp, cháo ăn liền v v với sản lượng tăng mạnh hàng năm và nhu cầu đòi hỏi về mặt chất lượng cũng ngày càng cao. Sự phát triển này tất yếu sẽ làm gia tăng nhu cầu các loại nguyên liệu cung cấp cho ngành trong đó có các loại nông sản sấy khô . Với nhận định về nhu cầu thực tế của các loại nông sản sấy khô là có triển vọng, dự án “Xây dựng nhà máy sấy nông sản” được ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường hiện nay.
1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Đối với một dự án đầu tư, mục tiêu quan trọng nhất được đặt ra đó chính là tính hiệu quả do việc đầu tư mang lại. Với đề tài “Nghiên Cứu Tiền Khả Thi Dự Án Xây Dựng Nhà Máy Sấy Nông Sản”, bức tranh giữa lợi ích và chi phí của dự án sẽ được đánh giá một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học để từ đó nhà đầu tư có đủ thông tin để ra quyết định.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi liệu dự án có đáng giá để đầu tư hay không.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích tính khả thi của dự án, nhu cầu của thị trường trước tiên cần phải được nghiên cứu và đánh giá như là các thông số đầu vào. Mục đích của việc phân tích thị trường nhằm thu thập các dữ liệu để có thể “Chọn lựa các sản phẩm chủ đạo” trong số nhiều sản phẩm có thể cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm ăn liền, đồng thời nghiên cứu nhu cầu trong tương lai thông qua “Lượng bán” của các sản phẩm chủ đạo được lựa chọn. Cụ thể của việc nghiên cứu thị trường được thực hiện thông qua:
- Lựa chọn các sản phẩm chủ đạo: Sử dụng các phương pháp thống kê thông qua cách thức thu thập dữ liệu thực tế. Nghiên cứu nội nghiệp, nghiên cứu hiện trường, phỏng vấn trực tiếp, bảng câu hỏi. Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng sẽ được áp dụng để đánh giá.
- Nghiên cứu lượng bán: Sử dụng các cách thức thu thập dữ liệu thực tế. Nghiên cứu nội nghiệp, nghiên cứu hiện trường, phỏng vấn trực tiếp, bảng câu hỏi. Ngoài ra, các phương pháp khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá gián tiếp thông qua qui hoạch ngành chế biến thực phẩm ăn liền cũng sẽ được áp dụng.
Sau khi có được các thông số về nhu cầu, việc phân tích tính khả thi sẽ được thực hiện thông qua:
- Phân tích tài chính: Áp dụng phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm NPV và IRR.
- Phân tích rủi ro: Được thực hiện thông qua phân tích độ nhạy, phân tích rủi ro dựa trên kỹ thuật mô phỏng.
- Phân tích kinh tế: Sử dụng phương pháp hệ số chuyển đổi giá.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do mục tiêu của dự án tập trung vào loại sản phẩm và vùng thị trường cho nên nội dung nghiên cứu được giới hạn ở các phạm vi sau đây:
- Về thị trường: Giới hạn trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các vùng lân cận miền Đông nam bộ.
- Về phân loại khách hàng: Tập trung vào các công ty sản xuất chế biến thực phẩm ăn liền và các công ty chế biến gia vị.
- Về loại sản phẩm: Giới hạn trong các sản phẩm chủ đạo được lựa chọn.
- Mức độ nghiên cứu: Tiền khả thi.
- Người sử dụng thông tin từ đề tài: Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thực Phẩm NFC và những thành phần cho vay vốn.
1.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
1.6.1 Các số liệu thông tin thứ cấp
Các số liệu thông tin thứ cấp bao gồm các số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam, tình hình phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm nói chung, các thông tin về ngành chế biến nông sản dưới dạng sấy khô, các chính sách về thuế liên quan trực tiếp đến ngành chế biến nông sản thực phẩm sấy khô, ưu đãi đầu tư
Nguồn số liệu thứ cấp này dự kiến sẽ được thu thập từ:
- Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Sở Kế Hoạch Đầu Tư.
- Viện Nghiên Cứu Kinh Tế.
- Cục Thống Kê.
- Kho dữ liệu thời báo kinh tế Sài Gòn, báo Tiếp Thị
- Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch.
1.6.2 Các số liệu thông tin sơ cấp
Các số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu về nhu cầu thị trường, tình hình cung cấp của thị trường trong nước và lượng nhập khẩu từ nước ngoài, khả năng và tình hình cung ứng của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, chi phí xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị, đất đai
Nguồn số liệu sơ cấp này dự kiến sẽ được thu thập từ:
- Chủ yếu khảo sát, thu thập và thống kê trực tiếp từ thị trường.
- Số liệu nghiên cứu của công ty Asuzac Foods - Công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và là một trong những công ty hàng đầu tại Nhật Bản kinh doanh trên lĩnh vực chế biến thực phẩm và các loại nông thủy hải sản sấy khô.
- Các nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp trang thiết bị có liên quan.
- Số liệu xuất nhập khẩu của Cục Hải Quan Tp. Hồ Chí Minh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem