Mã tài liệu: 290809
Số trang: 33
Định dạng: zip
Dung lượng file: 438 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Đặt vấn đề
Tại các nước công nghiệp phát triển, bệnh tim mạch đã trở thành những bệnh đứng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong. ở các nước đang phát triển, bệnh tim mạch cũng đã và đang trở thành bệnh chiếm hàng thứ nhất hoặc thứ hai về tỷ lệ mắc cũng như tử vong.
Các bệnh tim mạch không lây nhiễm hay gặp được kể đến là tăng huyết áp (THA), xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành… và hậu quả cuối cùng của các căn bệnh đó là bị suy tim, nhồi máu cơ tim… Theo một tuyên bố tại hội nghị quốc tế ở Singapore về tính cấp thiết của việc phòng chống các bệnh tim mạch (2/1998), các thành viên đã khẳng định cần thiết phải hành động khẩn cấp phòng chống bệnh tim mạch vì các lý do:
-ở các nước phát triển: mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch có xu hướng giảm kể từ năm 1970 nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vẫn chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong và có khoảng trên 5 triệu bệnh nhân bị bệnh tim mạch năm 1990.
-Trên toàn thế giới: cho đến nay tỷ lệ mắc bệnh tim mạch đã vượt xa các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
-Cho đến năm 1990 tại các nước đang phát triển (với 80% dân số thế giới) tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch đã tương đương hoặc hơn các bệnh nhiễm khuẩn.
Nếu như trước đây, tình hình bệnh tật ở Việt Nam mang đậm màu sắc của nước kém phát triển trong đó bệnh nhiễm khuẩn và các tử vong thai sản chiếm tỷ lệ rất cao, bệnh tim mạch chưa phải là vấn đề thường gặp. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, lối sống và cách ăn uống trong xã hội đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng dư thừa chất, đặc biệt là chất béo, thói quen ăn mặc, ăn mì chính là các yếu tố gây THA. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá vẫn còn khá phổ biến và trình độ dân trí tương đối thấp nên việc nhận thức về bệnh tật và cách phòng ngừa còn gặp một số hạn chế nên bệnh tim mạch đã gia tăng với tốc độ lớn. Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam : tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh không lây nhiễm (trong đó các bệnh tim mạch chiếm hàng đầu) đã gia tăng đáng kể.
Chúng ta chưa có một điều tra dịch tễ toàn diện về bệnh tim mạch trên phạm vi toàn quốc về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong, nhưng số liệu thống kê tại bệnh viện cho thấy các bệnh tim mạch và bệnh liên quan đến tim mạch chiếm tỷ lệ khá cao. Tại Việt Nam từ năm 1960 đến nay rất nhiều công trình nghiên cứu về THA tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Xô, Viện lão khoa, Chợ rẫy,....của các tác giả Đặng Văn Chung, Phạm Khuê, Trần Đỗ Trinh, Phạm Tử Dương, Nguyễn Địch, Nguyễn Thị Trúc, Nguyễn Huy Dung, đều thống nhất tính cấp thiết của bệnh THA tại nước ta.
Công trình nghiên cứu nhỏ này nằm trong dự án nghiên cứu lớn về bệnh THA tại một xã ngoại thành Hà Nội do GS. Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội làm chủ trì. Đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Xác định một số chỉ số hoá sinh máu có liên quan đến bệnh THA ở những cư dân bình thường tại xã Xuân Canh, Đông Anh-Hà Nội.
2. Khảo sát sự thay đổi (nếu có) một số chỉ số sinh hoá trong bệnh THA ở những cư dân bình thường tại xã Xuân Canh, Đông Anh-Hà Nội: cholesterol TP máu, glucose máu, creatinin máu, protein niệu, glucose niệu.
Những ý nghĩa khoa học nêu trên đều mang lại giá trị thực tiễn trong theo dõi, điều trị THA cộng đồng cũng như lâm sàng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16