Mã tài liệu: 214183
Số trang: 19
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 563 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ XXI đã bắt đầu trên nền tảng của những thành tựu khoa học - kỹ thuật, và công nghệ,
trong đó, có những thành tựu khoa học đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền kinh tế thế giới và
của mỗi quốc gia. Trong sự phát triển chung đó, giáo dục nước ta cũng đã và đang tiếp tục đổi mới về
nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy học Địa
lý nói riêng, việc nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông có ý nghĩa to lớn và
là yêu cầu hết sức cấp bách.
Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học vừa là biện pháp, vừa là mục tiêu, nhằm đạt tới chất
lượng, hiệu quả cao trong dạy học. Trong đó, đổi mới nội dung dạy học có tầm quan trọng hàng đầu.
Trên thực tế, việc đổi mới nội dung được thực hiện một cách khẩn trương thông qua việc biên soạn lại
chương trình, SGK phổ thông mới từ lớp 6 đến lớp 12. Trong những năm đầu thực hiện dạy học theo
nội dung chương trình SGK mới, GV cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống kiến thức, nắm được cấu
trúc nội dung chung của toàn bộ chương trình môn học, của từng bài học cụ thể, nhằm xác định được
những phương pháp, biện pháp và phương tiện dạy học sao cho phù hợp, nhằm phát huy tính chủ động
và sáng tạo của HS.
Trong hệ thống chương trình Địa lý phổ thông, nội dung chương trình môn địa lý lớp 11 rất
phong phú, đa dạng (bao gồm các kiến thức Địa lý tự nhiên, Địa lý KTXH của nhiều quốc gia và lãnh
thổ trên thế giới) song được giảng dạy với thời lượng không nhiều. Do đó, cần nghiên cứu, lựa chọn
các phương pháp, các phương tiện dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả tốt và toàn diện.
Tính hệ thống là một đặc trưng điển hình của tri thức khoa học, trong đó có khoa học Địa lí.
Một bài dạy học Địa lí có cấu trúc hệ thống sẽ giúp cho người dạy và người học có được cái nhìn tổng
quát, tổng thể đối với vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, thấy rõ mối quan hệ giữa các
thành phần nội dung học vấn, là cơ sở giúp HS nắm chắc bản chất của các đối tượng, hiện tượng Địa
lí.
Ngày nay, khi khoa học phát triển, lượng kiến thức mà các em HS phải tiếp nhận là rất lớn. Do
vậy, các công nghệ cao, các trang, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là các phương tiện và thiết bị
công nghệ điện tử cần thiết phải được áp dụng trong dạy học nói riêng, trong đào tạo nói chung. Song,
trong thực tế, việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông cũng còn có những khó
khăn nhất định, nhất là ở các tỉnh miền núi. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của Địa lý là các hiện
tượng tự nhiên, KT-XH xảy ra khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, có những hiện tượng HS không thể trực
tiếp quan sát, mà phải tiếp cận qua các phương tiện dạy học khác như: máy vi tính, internet, các phần
mềm chuyên dụng Ứng dụng CNTT để thiết kế bài dạy học sẽ tạo ra được những bài học Địa lí trực
quan, sinh động và rất hiệu quả.
Để góp phần đáp ứng những yêu cầu cấp bách nói trên của quá trình đổi mới phương pháp dạy
học Địa lý, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng lý thuyết hệ thống để xây dựng cấu trúc
bài giảng Địa lý lớp 11 với các phần mềm tin học”. Đây là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực
tiễn, góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Địa lý ở trường phổ
thông, nhằm đạt được hiệu quả cao trong giáo dục, đào tạo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16