Mã tài liệu: 219180
Số trang: 67
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,221 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã ảnh hưởng sâu sắc tới Giáo dục và Đào
tạo trên nhiều khía cạnh, việc áp dụng các tiến bộ khoa-học kĩ thuật vào việc đổi mới
phương tiện và phương pháp dạy học địa lí ngày càng thể hiện được tầm quan trọng
của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp giảng dạy
bằng CNTT, mà cụ thể là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một chủ đề
lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành một chương trình trước ngưỡng cửa của
thế kỉ XXI và nền giáo dục sẽ thay đổi một cách căn bản vào thế kỉ XXI do ảnh
hưởng của CNTT.
Với bộ môn địa lí, các phương tiện thiết bị dạy học bao gồm cơ sở vật chất dùng
để dạy học như phòng bộ môn, phòng triển lãm địa lí, vườn địa lí là điều kiện để
học sinh và giáo viên làm việc; những tài liệu địa lí như sách giáo khoa, sách báo,
bản đồ để minh họa và những thiết bị kĩ thuật dạy học như là băng hình, máy chiếu,
máy vi tính giúp cho việc dạy học địa lí đạt kết quả cao.
Chính vì sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, địa lí cũng giống như các
môn học khác, với lượng kiến thức mới phong phú và nhu cầu lĩnh hội tri thức của
học sinh ngày càng cao thì người giáo viên ngoài việc sử dụng các phương pháp
giảng dạy truyền thống cần phải có nhiều phương pháp mới sao cho phù hợp. Áp
dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại vào các môn học nói chung và môn
địa lí nói riêng là yêu cầu có tính khách quan và cấp thiết. Các phương tiện thiết bị
dạy học hiện đại quan trọng nhất là các phương tiện nghe nhìn như: máy ghi âm, máy
chiếu phim Đặc biệt ở các nước phát triển người ta đã nghiên cứu và đưa máy vi
tính vào dạy học trong đó có môn địa lí. Với sự xuất hiện của máy vi tính trong nhà
trường không những làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống mà còn đổi mới
cả nội dung dạy học, mở rộng khả năng lĩnh hội tri thức cho học sinh.
Ở Việt Nam, giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong những năm gần đây ngành
giáo dục đã trang bị cho các trường phổ thông nhiều trang thiết bị dạy học cho môn
địa lí như: các loại bản đồ, tranh ảnh và nhiều thiết bị khác. Tuy nhiên vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của việc dạy và học địa lí. Ở nước ta, việc đưa máy
vi tính vào trường phổ thông cho việc dạy và học chỉ mới ở giai đoạn đầu, trong thời
gian gần đây và chưa phổ biến rộng rải ở tất cả các trường phổ thông. Hiệu quả còn
phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ về tin học của giáo viên.
Đứng trước thực trạng trên, với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Ths.
Nguyễn Văn Tuấn, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT”, với mục đích làm quen
Trang 1
với phương tiện thiết bị dạy học hiện đại trong trường phổ thông. Là một giáo viên
địa lí trong tương lai, tôi sẽ tiếp thu kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân
nhằm đổi mới phương pháp dạy và học ở trường phổ thông để nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và kết quả học tập địa lí nói riêng.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy vi tính và các phần mềm địa lí trong quá
trình dạy học ở trường phổ thông hiện nay và thử nghiệm xây dựng một số bài giáo
án điện tử trong những bài dạy cụ thể của chương trình địa lí lớp 11 phổ thông hiện
hành.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, sử dụng và khai thác các phần mềm như Microsoft Word,
Microsoft Excel, Windows Explorer, World Atlas, Encarta, Powerpoint nhằm mục
đích lấy dữ liệu phục vụ cho thiết kế bài giảng địa lí kinh tế - xã hội thế giới lớp 11-
THPT thông qua chương trình trình chiếu bằng Powerpoint.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh
tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Giới hạn nội dung
Do đây là đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân và tương đối mới nên chỉ nghiên
cứu trong phạm vi lớp 11-THPT
Chỉ nghiên cứu, ứng dụng máy vi tính và một số phần mềm để xây dựng các bài
giáo án điện tử phục vụ cho việc giảng dạy địa lí lớp 11-THPT.
2. Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu đề tài
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu trên địa
bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang.
Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu là một trường trọng điểm của tỉnh, đa
số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, học sinh chủ yếu ở tại địa bàn và học tập rất
chăm ngoan. Cơ sở vật chất của trường thuộc loại tốt nhất so với các trường khác
trong tỉnh.
Với những điều kiện trên, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài
này.
V. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trang 2
Trong vài thập kỉ gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, máy vi tính đã được đưa vào
sử dụng trong nhà trường như một phương tiện dạy học hữu hiệu, chẳng hạn như:
- Đề án “Tin học cho mọi người” (Informatique pour tous) – Pháp, 1970.
- Chương trình MEP (Microelectronics Education Program) – Anh, 1980
- Các chương trình và phần mềm các môn học cho trường trung học được cung
cấp bởi NSCU (National Software-Cadination Unit) – Australia, 1984.
- Đề án CLASS (Computer Literacy And Studies in School) - Ấn Độ, 1985.
Ngoài ra, còn rất nhiều chương trình, phần mềm hỗ trợ khác có thể khai thác và
ứng dụng trong chương trình dạy học ở trường phổ thông.
Ở Việt Nam hiện nay, máy vi tính chưa thật sự xâm nhập vào hoạt động dạy và học
của nhà trường, tuy nhiên việc sử dụng máy vi tính như một phương tiện dạy học đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
- Báo cáo “Ứng dụng tin học ở một số nước Tây Âu nhân chuyến đi công tác
tìm hiểu tình hình giáo dục ở nước ngoài ” – NGƯT. Đào Thiện Hải, 1996.
- Báo cáo “Sử dụng máy vi tính trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lí” – GS.
Nguyễn Dược (Viện KHGD Việt Nam), 1996.
- Báo cáo “Sử dụng máy vi tính làm phương tiện hội thoại trong dạy học Vật lí”
– PGS. PTS. Nguyễn Lạc, 1998.
- Phần mềm PC Fact với giảng dạy Địa lí, GS. Nguyễn Dược, 1998.
- Phần mềm Db-Map trong dạy học Địa lí, TS. Đặng Văn Đức, 1998.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng máy vi tính và các phần mềm dạy học trong
dạy học chủ yếu mới dừng lại ở các trường đại học, cao đẳng. Việc ứng dụng vào các
trường phổ thông vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và đang ở giai đoạn thử nghiệm.
VI. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1. Ý nghĩa
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
trong đó có dạy học. Với đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí
kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT”nó mang một ý nghĩa hết sức thực tế ở hiện tại
cũng như trong tương lai.
Đề tài nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy
học địa lí nói riêng trong trường phổ thông.
Giúp cho giáo viên và học sinh làm quen, tiếp cận với công nghệ mới của nhân loại.
2. Đóng góp mới của đề tài
Trang 3
Đề tài có giới thiệu một số phầm mềm dạy học địa lí và các thao tác biên soạn
giáo án bằng chương trình trình diễn Powerpoint giúp giáo viên có thể tham khảo, sử
dụng để biên soạn thành những bài giáo án cụ thể.
Đề tài có ứng dụng công nghệ thông tin để biên soạn mẫu bài Hoa Kì trong
sách giáo khoa địa lí nâng cao lớp 11, giáo viên có thể tham khảo và sử dụng để
giảng dạy ở chương trình địa lí lớp 11-THPT.
VII. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Phương pháp luận
1.1. Quan điểm hệ thống
Là một quan điểm khoa học chung phổ biến nhất, đối tượng nghiên cứu nào
cũng được tạo thành từ nhiều thành phần tạo nên một hệ thống tổng hợp.
Trong quá trình nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT” quan điểm hệ thống đã được vận dụng.
Công nghệ thông tin gồm rất nhiều thành phần như: máy tính, phần mềm, các phương
tiện nghe nhìn . Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cần phải xem xét nó trong một hệ
thống và sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố đó để đạt được kết quả cuối cùng là vận
dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học.
1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đối với bất kì đối tượng nào cũng gắn bó với một không gian lãnh thổ nhất
định. Trong việc xác định đối tượng nghiên cứu cần xem xét mối quan hệ của chúng
với lãnh thổ. Với đối tượng nghiên cứu là công nghệ thông tin thì cần nghiên cứu ở nơi
có điều kiện thuận lợi, nên tôi chọn nghiên cứu tại trường THPT chuyên Thoại Ngọc
Hầu ở Thành phố Long xuyên, Tình An Giang. Nếu chọn những nơi thiếu về cơ sở vật
chất, thiếu máy móc, những trường ở nông thôn thì sẽ rất khó khăn trong việc nghiên
cứu đối tượng này. Trên cơ sở đó, giúp ta có những ý kiến đánh giá, kiến nghị hợp lí
đối với đề tài nghiên cứu.
1.3. Quan điểm lịch sử
Mỗi đối tượng nghiên cứu đều có nguồn gốc phát sinh và luôn luôn biến đổi.
Do đó, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá đối tượng phải dựa trên quan điểm lịch
sử để hiểu biết lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển cũng như những nguyên nhân
thay đổi và có thể dự báo xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, bản thân đã thu thập
tài liệu từ các nguồn khác nhau: đọc sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa
học, các đề tài nghiên cứu, truy cập các thông tin trên internet và những tài liệu khác
có liên quan.
Trang 4
Để việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính khoa học, hiện tại bản thân còn nghiên
cứu sách giáo khoa, chương trình môn địa lí cải cách, môn địa lí phân ban, đặc biệt là
chương trình sách giáo khoa hiện hành.
2.2. Phương pháp quan sát
Tham gia dự giờ các tiết dạy địa lí của giáo viên với việc ứng dụng CNTT
2.3. Phương pháp trò chuyện
Trong quá trình nghiên cứu, đã hỏi ý kiến, trò chuyện với các giáo viên địa lí
và cả các giáo viên chuyên môn khác nhau để tìm hiểu về khả năng và nhu cầu ứng
dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng.
2.4. Phương pháp thống kê
Trong quá trình thực hiện, để nâng cao hiệu quả nghiên cứu, người thực hiện
còn vận dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu đã thu thập được trong
quá trình thực nghiệm. Từ đó có cơ sở để phân tích, so sánh các nội dung cần tìm hiểu.
2.5. Phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm
Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông đạt hiệu quả cần
phải tìm hiểu kĩ về thái độ của giáo viên và học sinh, tình hình thực tế ở nhà trường.
Do đó, quá trình nghiên cứu cần có sự kết hợp trao đổi, dự giờ, phỏng vấn trực tiếp
các giáo viên để đánh giá chính xác thực tế vấn đề nghiên cứu.
- Mẫu một: thiết kế phiếu điều tra dành cho giáo viên, trả lời các câu hỏi
và có các ý kiến riêng (có kèm theo ở phần phụ lục)
- Mẫu hai: dành cho học sinh, trả lời các câu hỏi và các ý kiến theo mẫu đã
hướng dẫn (kèm theo ở phần phụ lục)
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 3 phần lớn: mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài ra còn có thêm
phần phụ lục gồm các bài kiềm tra, phiếu khảo sát, mục lục .
- Phần mở đầu nêu lên được lí do chọn đề tài, mục đích, phạm vi và phương
pháp nghiên cứu đề tài
- Phần nội dung là phần trọng tâm của đề tài nghiên cứu. Trong phần này có 3 chương:
+ Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học địa lí
+ Chương II: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế-xã
hội thế giới lớp 11-THPT
+ Chương III: Thực nghiệm
- Phần kết luận: nêu ra kết quả sau thực nghiệm và có những kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16