Mã tài liệu: 245599
Số trang: 7
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 407 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ
TRONG NGHIÊN CỨU EBANKING Ở VIỆT NAM
APPLICATION OF THE TECHNOLOGY ACCEPTANCE MODEL FOR
EBANKING RESEARCH IN VIETNAM
SVTH: TRưƠNG THỊ VÂN ANH
Lớp 30 K01.2 – Khoa Thương mại Du lịchg Đại học kinh tế
GVHD: THS. LÊ VĂN HUY
Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học kinh tế
TÓM TẮT
Hiện nay, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp dịch vụ ngân hàng
điện tử (e-banking) cho khách hàng nhưng với nhiều người e-banking vẫn còn là khái niệm
khá mơ hồ. Nghiên cứu này xác định những nhân tố ảnh hưởng đến ý muốn sử dụng e-
banking của khách hàng. Trong bối cảnh Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nghiên cứu giúp các ngân hàng thương mại Việt
Nam có cái nhìn toàn diện hơn nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh qua việc ứng dụng công nghệ
hiện đại vào hoạt động kinh doanh. Thương mại điện tử cũng sẽ được cải thiện và nhờ đó gia
tăng cơ hội cho cách doanh nghiệp Việt Nam.
ABSTRACT
Nowadays, more and more Vietnamese commercial banks have started to offer e-banking
services to customers but still e-banking is an unknown concept for many people. This study
identifies factors that affect customer’s willings to use e-banking. In the situation that Vietnam
has become the 150th
member of WTO, the research helps Vietnamese commercial banks to
have a broader view to increase their competitive advantages by applying modern
technologies to their business. E-commerce will be improved together and as a result, it
creates more opportunities for our Vietnamese companies.
1. Giới thiệu
Xu thế phát triển chung của hệ thống phân phối ngân hàng là các kênh phân phối truyền
thống đang thu hẹp lại và các kênh phân phối hiện đại đang mở rộng và thay thế dần các kênh
truyền thống. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng thời điểm
khác nhau, việc phát triển hệ thống phân phối có khác nhau. Ngân hàng điện tử Việt Nam tồn
tại dưới hình thức mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện
tử hoá các dịch vụ truyền thống (Ngân và Hải, 2006), chỉ có một số bộ phận trong nghiệp vụ
tín dụng ngân hàng phát triển riêng biệt như home banking, mobile banking hoặc một số
dịch vụ như xây dựng và phát triển trang web cho ngân hàng (Hữu, 2005). So với những năm
trước, việc thanh toán qua phương tiện điện tử và những kênh tương tác truyền thông ở Việt
Nam đang phát triển rất nhanh. Chính phủ đã đặt mục tiêu 15 triệu thẻ thanh toán điện tử, cài
đặt hệ thống thanh toán điện tử tại 70% trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn và
các shop vào năm 2010 và con số đó là 30 triệu thẻ và 95% vào năm 2020. Thanh toán bằng
tiền mặt sẽ không vượt quá 18% và 80% số giao dịch giữa các doanh nghiệp sẽ thông qua
ngân hàng vào năm 2010 (Thoa, 2007). Tuy nhiên, khách hàng phần lớn vẫn còn dè dặt, thăm
dò và sử dụng hạn chế vì ngân hàng điện tử còn mới mẻ, lạ lẫm hay nói cách khác thiếu sự
chấp nhận công nghệ từ phía khách hàng. Chính vì vậy việc triển khai một mô hình nghiên
cứu mức chấp nhận công nghệ là thực sự cần thiết trong hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt
Nam (Huy và Anh, 2008). Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự
định sử dụng e-banking và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này, từ đó đưa ra hàm ý cho
công tác quản lý và triển khai e-banking tại Việt Nam.
2. Mô hình lý thuyết và các giả thiết trong nghiên cứu e-banking ở Việt Nam
Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (The
Technology Acceptance Model - TAM, có nguồn gốc từ mô hình hành động hợp lý - The
Theory of Reasoned Action (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975)) trong lĩnh vực ngân hàng điện
tử ở các nước, đặc biệt là các quốc gia châu Á (hình 2.1) và qua trao đổi (nghiên cứu định
tính) với các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, đề tài đề xuất mô hình lý thuyết ứng dụng
TAM để nghiên cứu sự chấp nhận e-banking tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 869
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 225
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1519
⬇ Lượt tải: 32