Mã tài liệu: 214808
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 782 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÓM TẮT: Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có tốc độ đô thị hoá khá cao, chỉ tính
từ năm 1979 đến 2004 trên khu vực nội thành dân số đã tăng 1.91 lần và mật độ dân số tăng
1,6 lần. Do sự phát triển và mở rộng nhanh của Thành Phố đã làm thay đổi đáng kể mặt đệm,
làm thay đổi các hệ số hấp thụ, phát xạ nhiệt, quán tính nhiệt và độ ẩm tiềm năng trong đất.
Trong báo cáo này chúng tôi nghiên cứu những ảnh hưởng của mặt đệm đô thị tới phân bố
của trường nhiệt bằng việc ứng dụng mô hình thời tiết qui mô vừa MM5. Các số liệu mặt đệm
trong nghiên cứu này được lấy từ các sản phẩm của vệ tinh MODIS và SRTM. Việc đánh giá
kết quả đã cho thấy mô hình MM5 mô phỏng khá tốt trường nhiệt của Thành phố.
Từ khoá: Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (UHI), mô hình khí tượng động lực quy mô vừa thế
hệ thứ 5 (MM5)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) với điều kiện địa lý tự nhiên khá thuận lợi như nằm
cách biển không xa, có diện tích mặt nước lớn và địa hình tương đối bằng phẳng nên có khí
hậu tương đối hài hoà. Tuy nhiên do quá trình đô thị hoá nhanh đã làm thay đổi đáng kể tính
chất mặt đệm của Thành phố, gây ra những ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Qua kết quả
nghiên cứu về biến động khí hậu [4, t 34] thấy trong những năm gần đây khí hậu khu vực
Thành phố có những thay đổi rõ rệt, thể hiện rõ nhất là sự gia tăng nhiệt độ. Nhiệt độ của trạm
Tân Sơn Hoà trong 10 năm gần đây đã tăng 0,340C, với mức tăng gần gấp đôi thời kỳ 1977-
1986.
Bảng 1. Mức tăng nhiệt độ trạm Tân Sơn Hoà
Thời kỳ 1977-1986 1987-1996 1997-2006
Mức tăng nhiệt độ (0C/10 năm) 0,18 0,26 0,34
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phát triển đô thị đã làm giảm đáng kể tỷ lệ cây
xanh và mặt nước, bề mặt cũ được thay thế bằng các loại vật liệu xây dựng, làm tăng khả năng
hấp thụ nhiệt và giảm độ ẩm tiềm năng trong đất. Các công trình xây dựng hình thành do quá
trình đô thị hoá còn làm tăng độ gồ ghề gây giảm tốc độ gió lớp sát mặt, cản trở vận chuyển
nhiệt ngang. Ngoài ra còn phải kể đến hiệu ứng bẫy nhiệt giữa các tường nhà đến việc gia tăng
nhiệt độ đô thị. Đây là các nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (Urban Heat
Island Effect - UHI).
Việc ứng dụng mô hình số trị trong nghiên cứu UHI được thực hiện ở nhiều nơi trên thế
giới. Hàng loạt các mô hình đã được sử dụng cho mục đích này như mô hình ENVI-met của
IAUC (International Association for Urban Climate); mô hình FVM (Finite Volume Model)
của EPFL (Swiss Federal Institute of Technology in Lausanne), v.v Ngoài ra các mô hình
dự báo thời tiết qui mô vừa cũng được khai thác trong nghiên cứu UHI về lớp biên đô thị như
MM5 của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ và Đại học Pennsylvania; WRF của
NCAR (National Center for Atmospheric Research), Trung tâm Quốc gia Môi trường (NCEP)
Science & Technology Development, Vol 11, No.04- 2008
Trang 80 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
và nhiều cơ quan khác. Trong báo cáo này sẽ trình bày kết quả bước đầu về nghiên cứu UHI
trên khu vực Tp.HCM bằng việc sử dụng mô hình thời tiết qui mô vừa MM5
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 780
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16